Có thể dùng thuốc chữa bệnh làm hàng hóa khuyến mại không?

07/09/2022
Có thể dùng thuốc chữa bệnh làm hàng hóa khuyến mại không?
257
Views

Thuốc chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt do nó có ảnh hương trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Ngày nay, ngày càng nhiều công ty dược tư nhân mở ra, với đa dạng loại hàng hóa. Do vậy mà các công ty dược phẩm ra đời ngày càng nhiều để người tiêu dùng, bác sĩ, dược sĩ, các đơn vị kinh doanh thuốc biết đến sản phẩm của mình; đòi hỏi họ phải sử dụng các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại để giới thiệu, quảng cáo cho sản phẩm của mình, Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng Có thể dùng thuốc chữa bệnh làm hàng hóa khuyến mại không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Khuyến mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Trong đó, thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

Khi nào thương nhân được phép khuyến mại?

Căn cứ khoản 1 Điều 91 Luật Thương mại 2005, thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

Như vậy, pháp luật thương mại không có quy định khi nào thì thương nhân được phép thực hiện chương trình khuyến mại. Trên cơ sở nắm bắt thị trường và căn cứ vào điều kiện kinh doanh, nhu cầu tìm kiếm khách hàng, thương nhân sẽ quyết định việc tổ chức khuyến mại.

Trên thực tế, việc khuyến mại có thể diễn ra bất kỳ vào dịp nào trong năm. Mỗi thương nhân sẽ có những kế hoạch tổ chức chương trình khuyến mại khác nhau.

Tuy nhiên, trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP khi thực hiện chương trình khuyến mại phải làm thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở Công Thương.

Nguyên tắc chung đối với hoạt động khuyến mại

– Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

– Thương nhân thực hiện Chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.

– Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

– Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:

+ Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác;

+ Không có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

– Không được sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.

Thuốc có được làm hàng hóa khuyến mại không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại như sau:

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau:

1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì không được dùng thuốc làm khuyến mại nhưng trong trường hợp đối tượng mua thuốc là thương nhân kinh doanh thuốc thì bạn vẫn có thể khuyến mại thuốc cho họ.

Có thể dùng thuốc chữa bệnh làm hàng hóa khuyến mại không?
Có thể dùng thuốc chữa bệnh làm hàng hóa khuyến mại không?

Hạn mức tối đa có thể khuyến mại khi kinh doanh thuốc là bao nhiêu?

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như sau:

3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;

b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Theo đó, trong trường hợp bạn không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu thuốc thì giá được khuyến mãi tối đa bằng giá tiền bạn mua hàng hóa đó. Lưu ý, là việc khuyến mại này chỉ được khuyến mại đối với thương nhân kinh doanh thuốc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có thể dùng thuốc chữa bệnh làm hàng hóa khuyến mại không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các loại thuốc được phép quảng cáo bao gồm những gì ?

Thuốc thuộc Danh mục thuốc kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực quảng cáo trên: sách, báo, tạp chí, tờ rơi; báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo; áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các phương tiện quảng cáo khác (trừ phát thanh, truyền hình). Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình.

Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại bao gồm?

– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
-Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.

Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là gì?

Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.