Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không?

22/12/2021
Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không?
482
Views

Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không? Xe ô tô là phương tiên giao thông cơ giới được Luật phòng cháy và chữa cháy quy định phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Vậy Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật phòng cháy và chữa cháy 2001;

Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

Thông tư 148/2020/TT-BCA;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Quy định đảm bảo an toàn PCCC trên phương tiên giao thông

Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên

Phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư; hàng hóa bố trí; sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi; phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt

Phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn; tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Hệ thống điện; nhiên liệu; vật tư; hàng hóa bố trí; sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

– Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất; đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng; chất lượng phù hợp với quy chuẩn; tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy; chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Đối với Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

Phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

– Các điều kiện theo quy định trên;

– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt; về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo; hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;

– Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.

Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không?

Theo Thông tư 148/2020/TT-BCA quy định:

Ô tô từ 09 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc; hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô; máy kéo theo quy định phải trang bị Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, hiện nay ô tô từ 4 chỗ đến dưới 9 chỗ không cần trang bị phương tiên PCCC. Chỉ có xe từ 9 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiên PCCC trong đó có bình cứu hóa. Với trang bị như sau:

Danh mục thiết bị trên xe

STTLoại phương tiệnBình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lítBình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lítĐèn pin cầm tay
1Ô tô trên 09 chỗ ngồi  
1.1Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi02 bình 01 chiếc
1.2Ô tô trên 30 chỗ ngồi02 bình01 bình01 chiếc
2Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo01 bình02 bình01 chiếc
Danh mục thiết bị PCCC trên phương tiện

Điều kiện người điều khiển xe đáp ứng quy định PCCC

Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:

  • Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
  • Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định.

Như vậy, tùy thuộc người lái xe điều khiển phương tiện nào; và việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là bắt buộc đối Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Mức phạt khi không trang bị bình cứu hỏa trên xe?

Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không? Tùy vào mỗi loại xe ô tô phải lắp đặt bình chữa cháy trên xe là bắt buộc. Nếu không trang bị thì sẽ bị xử phạt theo quy định sau:

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạm khi xe ô tô không trang bị bình cứu hỏa; cụ thể.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

Đối với một trong những hành vi sau đây:

– Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;

– Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;

– Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Đối với một trong những hành vi sau đây:

– Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chưa được kiểm định về chất lượng; chủng loại;52 mẫu mã theo quy định;

– Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp; với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định;

– Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác;

– Không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định;

– Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Đối với hành vi không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.

Ngoài ra, phương tiên chưa trang bị phương tiên chữa cháy thi bắt buộc bổ sung theo đúng số lượng và từng phương tiện cụ thể.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Xe ô tô cần trang bị bình cứu hỏa không?”. Nếu có thắc mắc liên quan đến giao thông hãy liên hệ đến hotline 0833102102 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Hành vi đốt cửa hàng của chủ nợ bị xử lý như thế nào?

Xây nhà ở bao nhiêu tầng thì phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Câu hỏi thường gặp

Kinh phí trang bị phương tiện PCCC được nhà nước hỗ trợ không?

Căn cứ Thông tư 57/2015/TT-BCA quy định Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tự bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình.

Phương tiên giao thông nào yêu cầu đặc biệt về an toán PCCC?

Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.

Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là gì?

Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.