Xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào?

27/05/2022
Xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào?
337
Views

Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành, nhiều người đồn nhau về việc bị phạt vì đi xe không chính chủ. Điều này khiến cho người dân bất bình, hoang mang, lo sợ bị CSGT xử phạt. Để giúp hiểu đúng “xe không chính chủ” là như thế nào? Và xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Xe không chính chủ là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào giải thích chính xác về lỗi xe không chính chủ. Cùng với đó, do việc đưa tin không chính xác từ một số tờ báo khiến nhiều người hiểu nhầm rằng “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là các loại xe ô tô, xe mô-tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô… mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Như vậy, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

Xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào?
Xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào?

Xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào?

Theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

– Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

– Công tác đăng ký xe.

Theo Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, CSGT mới được phép phạt chủ xe lỗi không chính chủ.

Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe mà phát hiện tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Thủ tục sang tên xe máy không chính chủ

 Trường hợp sang tên xe cùng tỉnh/thành phố với đăng ký xe

Bước 1: Chuyển bị hồ sơ:

  • Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu
  • Tường trình cam kết nguồn gốc xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
  • Giấy khai đăng ký xe ( có ghi số khung, số máy)
  • Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên

Hồ sơ được nộp về cơ quan đăng ký xe được ghi trên đăng ký xe.

Sau khi nhận được hồ sơ sang tên cơ quan quản lý hồ sơ xe sẽ tiến hành xét hồ sơ trong vòng 30 ngày. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe sẽ giải quyết đăng ký, cấp biển số.

Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ, lệ phí biển số

Sau khi nộp phí trước bạ, phí biển số cơ quan đăng ký xe sẽ tiến hành cấp biển số và đăng ký xe.

Trường hợp sang tên xe khác tỉnh/ thành phố với đăng ký xe

Bước 1: Chuyển bị hồ sơ

  • Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
  • Tường trình nguồn gốc xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký xe ghi trên đăng ký xe

Nộp hồ sơ đã chuyển bị tại bước 1 về cơ quan đăng ký xe được ghi trên đăng ký xe.

Sau khi nhận được hồ sơ cơ quan công an sẽ tiến hành xem xét hồ sơ trong vòng 30 ngày nếu không có tranh chấp, khiếu kiện thì cơ quan công an sẽ cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký xe nơi cư trú

hồ sơ gồm:

  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu;
  • Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
  • Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Bước 4: Nộp lệ phí trước bạ

Bước 5: Bấm biển số mới và cấp đăng ký xe

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Xe không chính chủ bị phạt trong trường hợp nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, xin giải thể công tydịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi tham gia giao thông bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, cần xuất trình giấy tờ gì?

Trường hợp khi tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, người điều khiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Mượn xe người thân, bạn bè, hàng xóm có bị phạt vì không sang tên xe không?

Chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… xe máy, xe ô tô,… mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân, hàng xóm thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.