Xin chào Luật sư. Gia đình tôi ở khu vực nông thôn, nay gia đình tôi muốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi nhưng có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể gia đình tôi có đất nông nghiệp đã lâu không canh tác nên nay muốn xây chuồng trại trên đất này luôn để chăn nuôi, phục vụ kinh tế của gia đình. Tôi thắc mắc rằng có thể xây chuồng trại trên đất nông nghiệp được hay không? Khi tự ý xây dựng chuồng trại trên đất này thì có bị phạt không? Trong trường hợp tôi sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi có bị cấm không? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn, bạn đọc tham khảo nhé!
Căn cứ pháp lý
Xây chuồng trại trên đất nông nghiệp được hay không?
Theo quy định tại Điều 10 Phân loại đất của Luật đất đai năm 2013 Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
“h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.”
Theo quy định trên đất nông nghiệp khác thường sử dụng chung vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi, nhưng không chỉ đơn thuần là trồng cây cối hay hoa màu thu hoạch, các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có thể xây dựng các công trình trên đất nhưng mục đích xây dựng phải đúng tính chất, mục đích của pháp luật. Ví dụ, các rất nhiều mô hình trồng rau củ quả sạch trong nhà kính đã áp dụng những thành bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước phát triển vận dụng vào môi trường khí hậu ở Việt Nam đang được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến khích thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững.
Luật cho phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay dưới mô hình trang trại hoặc các mô hình nhỏ lẻ cá nhân, gia đình như nuôi vịt, gà, lợn, bò… Cấm xây dựng chuồng trại vào mục đích nuôi các loại động vật mà pháp luật không phép hoặc lợi dụng việc xây dựng chuồng trại đan xen, sử dụng vào mục đích khác sai luật. Bên cạnh đó, các hộ gia đình nuôi gia súc, gia cầm vẫn phải bảo đảm vệ sinh môi trường.
Hiện nay, nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tùy tiện chuyển mục đích sử dụng đất hoặc lúng túng trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích. Ví dụ như đất trồng lúa cũng là đất nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích trồng lúa nước hoặc đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối được sử dụng vào mục đích tương ứng.
Quy định xử phạt khi xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
“Điều 17. Không đăng ký đất đai
1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.”
Trường hợp xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp không rơi vào điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 được nêu trên, do đó, hộ gia đình này không bị xử phạt hành vi không đăng ký đất đai, cũng không có căn cứ để dỡ chuồng trại này. UBND chỉ nhắc nhở hộ gia đình đi đăng ký thôi.
Sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi có bị cấm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Như vậy, việc bạn sử dụng thức ăn tăng trong trong chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng đã vi phạm điều cấm của pháp luật.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Xây chuồng trại trên đất nông nghiệp được hay không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Có được thế chấp đất thuộc quy hoạch treo hay không?
- Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?
- Có được cấp sổ đỏ khi đang có bằng khoán điền thổ không?
Câu hỏi thường gặp:
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật Đất đai 2013 là 50 năm.
Diều 129 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất
Căn cứ khoẢn 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
– Trong thời hạn sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.