Chào Luật sư! Tôi có vấn đề như này rất mong luật sư tư vấn. Mẹ tôi đã mất hơn 10 năm rồi; hôm nay ngày đẹp nên gia đình tôi quyết định bốc mộ cho mẹ. Tuy nhiên nhân lúc cả gia đình bận rộn; anh A là con rể của bà (thường xuyên rượu chè; cờ bạc) đã lấy 01 chiếc vòng tay và 01 chiếc vòng cổ vàng trong quan tài của mẹ tôi. Tuy giá trị không lớn; nhưng là kỷ vật và là tâm nguyện của mẹ tôi; nên cả gia đình tôi rất bất bình về hành vi này. Vậy hành vi này là trộm cắp tài sản hay là xâm phạm thi thể; hài cốt; mồ mả? Nếu là hành vi xâm phạm thi thể hài cốt có bị xử lý hình sự không? Tôi mong sớm nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Với hành vi trên của A là lấy tài sản của người chết được để trong quan tài; cho nên đây không phải là hành vi trộm cắp tài sản mà cấu thành tội xâm phạm thi thể; mồ mả; hài cốt theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự. Vì vậy trong nội dung bài này chúng tôi xin phép tư vấn về vấn đề: Xâm phạm thi thể hài cốt có bị xử lý hình sự không?
Thi thể, mồ mả, hài cốt là gì?
Thi thể được hiểu là thân thể người chết chưa được an táng; chưa được chôn hoặc hỏa táng. Ví dụ: người chết đang để trong nhà xác; người chết do tai nạn trên đường giao thông; người chết đuối;…
Mồ mả là phân mộ người chết được chôn ở nghĩa trang hoặc nơi khác bao gồm phần được đắp; xây bia đá; quan tài trong mộ; tài sản để trên hoặc trong mộ;…
Hài cốt là xương của người chết được chôn trong mộ; được hỏa táng (phân tro trong bình; trong lọ…) hoặc ở nơi khác.
Cấu thành tội phạm
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà pháp luật hình sự quy định .
Khách thể
Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn xã hội; xâm phạm vào phong tục tập quán của dân tộc ta đối với thi thể; mồ mả; hài cốt của người đã chết.
Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý; do các động cơ; mục đích khác nhau như: do vụ lợi; trả thù cá nhân; … nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Mặt khách quan
Tội phạm được thể hiện bằng những hành vi đào; phá mồ mả; chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ; trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể; mồ mả; hài cốt; bao gồm các hành vi: phá hủy, làm hư hỏng các tượng đài, bia đá xây trên mồ mả; chiếm đoạt những đồ vật để trên mồ, trong mộ hoặc đào mồ mả, khai quật xác người, khai quật hài cốt; lấy đi tài sản được chôn theo người chết (quần áo, đồ trang sức kim khí, đá quý;… ).
Hoặc có những hành vi khác xâm phạm thi thể người chết như: mô để lấy các bộ phận trên cơ thể khi không được phép; chặt thi thể ra làm nhiều khúc để trả thù hả giận;…
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi nêu trên.
Xâm phạm thi thể hài cốt có bị xử lý hình sự không?
Hành vi xâm phạm thi thể hài cốt đã cấu thành tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt nên sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự 2015.
Khung hình phạt thứ nhất
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với các hành vi khách quan theo quy định.
Khung hình phạt thứ hai
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa
- Vì động cơ đê hèn
- Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Đối với tội phạm này không có hình phạt bổ sung.
Các hình phạt áp dụng với người phạm tội
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại tội phạm và được tuyên độc lập với mỗi tội phạm toà án chỉ có thể tuyên án độc lập một hình phạt chính.
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017, các hình phạt chính bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Cải tạo không giam giữ
- Trục xuất
- Tù có thời hạn
- Tù chung thân
- Tử hình
Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với những tội phạm nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính. Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng nhiều hình phạt bổ sung; nếu không bị áp dụng hình phạt chính thì Tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017, các hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
- Cấm cư trú
- Quản chế
- Tước một số quyền công dân
- Tịch thu tài sản
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Có thể bạn quan tâm
- Giết xong hiếp hay Hiếp xong giết, cái nào nặng hơn?
- Xâm phạm chỗ ở của người khác xử lý như thế nào?
- Tội trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Như vậy; đối với hành vi trộm vàng trong quan tài là hành vi khách quan của tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt; chứ không phải tội trộm cắp tài sản. Và tội xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt tùy theo mức độ nghiêm trọng; mà có 02 khung hình phạt áp dụng là: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07. Ngoài ra tội phạm này không có hình phạt bổ sung.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Xâm phạm thi thể hài cốt có bị xử lý hình sự không? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tuy trả lại tài sản trộm cắp vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản; nhưng việc trả lại tài sản đã trộm cắp được coi là một tình tiết giảm nhẹ; thuộc trường hợp tự nguyện sửa chữa; khắc phục hậu quả quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Việc trả lại tài sản cho người bị trộm không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án; người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể phải ngồi tù tùy vào mức độ; tính chất của vụ án.
Hành vi trên sẽ bị xử lý hình sự về 02 tội là tội Hiếp dâm theo Điều 141 và tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự.
Hành vi trên sẽ bị xử lý hình sự về 02 tội là tội Hiếp dâm theo Điều 141 và tội Xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo Điều 319 Bộ luật hình sự.