Đóng bảo hiểm như thế nào khi làm việc 02 nơi?

08/11/2021
564
Views

Đóng bảo hiểm như thế nào khi làm việc 02 nơi? Làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Có đóng 02 lần BHXH khi làm 2 công ty? Hiện nay, hầu hết người lao động đều bắt buộc phải đóng BHXH, có rất nhiều người làm việc từ 02 công việc trở lên và đều thuộc trường hợp đống BHXH bắt buộc. Vậy đóng BHXH như thế nào khi làm việc 02 nơi? Hãy tham khảo bài viết sau để biết câu trả lời.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đối tượng và mức đóng bảo hiểm bắt buộc

Đối tượng đóng bảo hiểm

Đối tượng người lao động đóng BHXH và BHTN – BNN bắt buộc

– Người lao động Việt Nam đóng BHXH bắt buộc gồm các đối tượng sau:

  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng; công nhân công an; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Người lao động tham gia hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018).

– Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Đối tượng đóng BHYT bắt buộc

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Đối với BHTN bắt buộc

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội các loại

Theo quy định thì có các loại quỹ BHXH mà bắt buộc người lao động phải đóng như sau: Quỹ BHTN; Quỹ ốm đau – thai sản; Quỹ hưu trí và tử tuất; Quỹ BHYT nghiệp với các mức đóng như sau:

  • Quỹ BHTN đóng 1%;
  • Quỹ ốm đau – thai sản đóng 3%;
  • Quỹ hưu trí và tử tuất đóng 8%
  • Quỹ BHYT đóng 1.5%.

Trên đây là mức đóng BHXH bắt buộc thông thường. Hiện nay do ảnh hưởng dịch covid-19 lên người lao động chỉ phải đóng Quỹ BHTN 1%; Quỹ hưu trí và tử tuất 8% hoặc có thể bị tạm ngừng; Quỹ BHYT đóng 1.5%.

Vậy Đóng bảo hiểm như thế nào khi làm việc 02 nơi? Có phải công ty nào cũng đóng với mức BHXH như trên không?

Đóng BHXH như thế nào khi làm việc 02 nơi?

Đối với các quỹ bảo hiểm xã hội

Theo khoản 4, Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Như vậy, đối với quỹ hưu trí và tử tuất thì người lao động chỉ đóng cho công ty có hợp đồng giao kết đầu tiên. Sau khi đóng quỹ hưu trí và tử tuất chỉ cần nộp giấy xác nhận cho các công ty còn lại để xác nhận đã đóng BHXH cho quy hưu trí và tử tuất.

Đối với Bảo hiểm y tế

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định cách thức đóng BHYT cho trường hợp này như sau:

– Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

– Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

– Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

Đối với bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Luật việc làm 2013 quy định: Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp này công ty giao kết đầu tiên có trác nhiệm đóng BHTN cho người lao động.

Đối với bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, tất cả công ty đã thực hiện giao kết hợp đồng lao động với người lao động phải đóng BHTN – BNN.

Trên đây giải đáp của Luật sư 247 thắc mắc về “Đóng bảo hiểm như thế nào khi làm việc 02 nơi? “. Nếu có thắc mắc cần tư vấn liên hệ đến hotline 0936408120 để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Có được đóng BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội quy định các chế độ được hưởng đói với BHXH tự nguyện, cụ thể như sau:
-Hưu trí;
-Tử tuất.
Như vậy, khi đóng BHXH tự nguyện không được hưởng chế độ thai sản.

Trẻ em dưới 6 tuổi có phải đóng BHYT không?

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế sử đổi bổ sung 2014 quy định Trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT.

Mức hưởng khám bệnh trái tuyến cao nhất bao nhiêu phân trăm?

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế sử đổi bổ sung 2014 quy định: Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời