Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước quy định như thế nào?

18/08/2022
Quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
469
Views

Xin chào Luật sư 247! Em là sinh viên mới. Vì cũng chưa có tiếp cận được nhiều kiến thức mới, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước nhưng có nhiều điều chưa biết và muốn hỏi anh/chị là việc xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn ở bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quyền sở hữu tài sản là gì ?

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và có nhà nước. Pháp luật về sở hữu và nhà nước có cùng một nguồn gốc và không thể tồn tại tách rời nhau, do đó nó sẽ mất đi khi không còn nhà nước.

Quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự 2015

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy, những chủ thể nào chỉ có được một hoặc hai quyền trên thì sẽ không được công nhận là chủ sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ thể có quyền khác đối với tài sản theo như quy định của Điều 159 của Bộ luật dân sự 2015 (Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt)

Các quyền năng thuộc nội hàm của quyền sở hữu có thể chuyển giao đồng thời cho người khác hoặc chủ sở hữu có thế tách từng quyền năng trên để chuyển giao cho chủ thể khác nhưng chỉ là chuyển giao có thời hạn. Như vậy những người có quyền khác đối với tài sản có phạm vi quyền và thời hạn quyền chỉ có tính tương đối.

Theo pháp luật của các quốc gia khác thì quyền sở hữu chỉ bao gồm hai quyền năng cụ thể là quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản chứ không bao gồm quyền chiếm hữu. Vì việc chiếm hữu tài sản được pháp luật của các nước này quy định như một tình trạng thực tế đối với tài sản.

Các căn cứ xác lập quyền sở hữu?

Quyền sở hữu là một trong những loại quyền mà một chủ thể chỉ có được khi xảy ra một hoặc một số sự kiện pháp lý nhất định. Những sự kiện pháp lý này được gọi là những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Nói một cách khác, căn cứ xác lập quyền sở hữu là những tình huống trong đời sống thực tế mà theo pháp luật quy định sẽ dẫn đến phát sinh quyền sở hữu của những chủ thể cụ thể đối với một tài sản nhất định.

Theo Điều 221 Bộ luật dân sự 2015:

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Trong khoa học pháp lý, căn cứ xác lập quyền sở hữu thường được phân loại thành: căn cứ nguyên sinh và căn cứ phái sinh.

Căn cứ nguyên sinh là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu đầu tiên đối với tài sản. Căn cứ nguyên sinh bao gồm các trường họp xác lập quyền sở hữu sau đây:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh họp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Thu hoa lợi, lợi tức;
  • Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chể biến;

Căn cứ phái sinh là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho các chủ thể từ chủ thể thứ hai trở đi (tức là tài sản trước đó đã thuộc sở hữu của một chủ thể khác). Căn cứ phái sinh bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
  • Được thừa kế.

Quyền sở hữu cũng có thể được xác lập trong những trường hợp cụ thể khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, các trường hợp cụ thể này đều có thể được phân loại vào một trong hai nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu nêu trên.

  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
  • Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động

Trong chuỗi những hoạt động của con người, lao động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất…. Trong quá trình lao động và sản xuất, con người sử dụng nguồn vật chất tự nhiên, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi thế giới tự nhiên để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống. Những tài sản này thuộc về người đã trực tiếp tạo ra nó thông qua quá trình lao động, sản xuất của mình. Tuy nhiên, nếu người lao động, sản xuất tạo ra sản phẩm trong quá trình làm thuê, làm công thì người đó chỉ được hưởng tiền thù lao, tiền công chứ không có quyền sở hữu đối với tài sản do mình tạo ra trong quá trình làm thuê, làm công đó. Khoản thù lao, tiền công này cũng được coi là tài sản hợp pháp thuộc về người lao động, sản xuất. Tương tự như vậy, những lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hợp pháp thuộc về chủ thể đã tiến hành hoạt động kinh doanh đó.

Theo Điều 222 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Thế giới con người tồn tại không chỉ bằng sự hiện hữu của những của cải vật chất mà còn được bảo tồn, phát triển bằng những thành quả lao động sáng tạo do trí óc con người tạo nên. Những thành quả này được pháp luật bảo hộ với tính chất là các tài sản trí tuệ. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá; đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích họp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Các tổ chức, cá nhân bỏ công sức sáng tạo và đầu tư vào quá trình sáng tạo ra các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có quyền sở hữu đối với các đối tượng này. Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn cũng như các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng

Điều 223 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng

Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

Đây là một trong trường hợp quyền sở hữu được xác lập theo căn cứ phái sinh. Trong trường hợp này việc xác lập quyền sở hữu phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó. Căn cứ xác lập quyền sở hữu cho bên được chuyển giao tài sản cũng chính là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển giao. Để có thể phát sinh quyền sở hữu của bên được chuyển giao tài sản đối với tài sản đó, giữa người được chuyển giao tài sản và người chuyển giao tài sản bắt buộc phải giao kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Hợp đồng dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển giao cho bên nhận chuyển giao có thể là hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc các họp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu có thể tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật đã có quy định cụ thể về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu thì các bên không thể thỏa thuận khác. Ví dụ: Đối với các tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm hoàn thành việc đăng ký,… Trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu cho bên được chuyển giao là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
Quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Định nghĩa và quy định Hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2015.

Theo Điều 224 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Về mặt nguyên tắc, chủ sở hữu là người có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản của mình. Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức. Quyền sử dụng có thể chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Khi chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình và tài sản đó tạo ra hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức này thuộc về chủ sở hữu. Khi quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho người khác thì việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có quyền thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản của mình bằng mọi hình thức hợp pháp.

Xác lập quyền sở hữu do thừa kế

Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu rất phổ biến.

Điều 234 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 234. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế

Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.

Cá nhân, tổ chức có thể được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, trong đó người thừa kế không phải là cá nhân chỉ có quyền hưởng thừa kế theo di chúc. Những người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế theo phù hợp với những quy định về thừa kế tại Phần thứ tư Bộ luật dân sự năm 2015. Trong xác lập quyền sở hữu do được thừa kế, việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi từ thời điểm đó người được xác lâp quyền sở hữu có thu nhận những lợi ích từ tài sản, gánh vác trách nhiệm liên quan đến nội dung quyền sở hữu cũng như những rủi ro từ tài sản. Điều 614 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc những người thừa kế có quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế. Do vậy, thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế là thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản thừa kể chết).

Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; công chứng tại nhà; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Do mấy ngày nay mưa nhiều, nước dâng cao nên rất nhiều cá rô phi, cá trắm cỏ từ ao nhà tôi trôi xuống ao nhà anh A. Tôi muốn đòi lại có được không?

Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.”
Như vậy, do mưa lũ làm nước ao nhà anh/chị dâng cao tràn qua bờ khiến nhiều cá trôi xuống ao nhà anh A, đây là hành động di chuyển tự nhiên của vật nuôi dưới nước, không hề có sự tác động của con người. Mặt khác, cá rô phi, cá trắm cỏ không có dấu hiệu riêng biệt để nhận biết, chứng minh những con cá đó thuộc sở hữu của anh/chị. Do đó,  căn cứ vào Điều 233 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên, cá nhà anh/chị khi trôi vào ao nhà anh A sẽ thuộc quyền sở hữu của anh A.

Vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi thường xẩy ra hiện tượng thuỷ sản (cá, tôm) di chuyển từ đầm của người nay sang đầm của người khác và khi đã sang đầm của người khác thì tôm cá thuộc của người đó. Vì vậy trong thực tế xẩy ra nhiều việc tranh chấp rất khó hoà giải. Tôi rất mong được giải thích cụ thể về các quy định của luật trong lĩnh vực này?

Theo quy định tại điều 244 Bộ luật Dân sự quy định: Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên và ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng kể từ ngày công bố công khai mà không có người dến nhận thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu của người có ao, hồ đó. Luật quy định như trên nhưng chúng ta có thể hiểu, dưới mặt nước con người có thể nuôi nhiều sinh vật khác nhau như cá, tôm, lươn, cua. ếch… Để tránh sự quy định như kiểu liệt kê và bao quát được các loại sinh vật nuôi dưới nước. Bộ luật Dân sự đã dùng khái niệm “vật nuôi dưới nước” để chỉ chung cho tất cả các vật nuôi dưới nước. Trong thực tế cuộc sống cũng đã có “luật bất thành văn” rằng: Cá của ai không biết nhưng hễ vào ao nhà tôi là của tôi. Từ tinh thần phương thức xác nhận quyền sở hữu đối với cá trong dân gian truyền lại như vậy. Bộ luật Dân sự nước ta đã có quy định như đã nêu ở trên. Nhưng điều kiện đặt ra để áp dụng quy định này là vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. Nghĩa là trong trường hợp vật nuôi dưới nước di chuyển vào ao, ruộng, hồ của người khác do bị nhử bằng các thủ thuật khác nhau và đã có sự tác động của con người vào thì không thể áp dụng quy định trên được. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, có những vật nuôi dưới nước có những dấu hiệu rất riêng biệt có thể xác định rằng con vật đó không thuộc sở hữu của mình (ví dụ như đầm của ông A nuôi tôm càng xanh, đầm của bà B ở sát cạch đầm của ông A lại nuôi cá kèo… Khi mưa bão làm đầm của hai nhà bị vỡ, cá tôm lẫn sang đầm của nhau). Trong trường hợp như vậy, người có ruộng, ao, hồ mà vật nuôi di chuyển đều có nghĩa vụ thông báo công khai cho nhau để cùng nhau trả lại vật nuôi cho nhau. Nếu sau một tháng sau không ai đến nhận vật nuôi thì vật nuôi đó mới thuộc người có ruộng, ao, hồ. Việc giải quyết những tranh chấp dân sự là một trong những vấn đề rất phức tạp, nhất là trong trường hợp như ông đã nêu. Vì vậy ngoài việc nắm vững các quy định của pháp luật (về lý) chúng ta con phải giải quyết theo tình cảm làng xóm thì mọi tranh chấp mới được giải quyết một cách ổn thoả.

 Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản ?

Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:
Khoản 1 điều luật trên quy định nguyên tắc luật điều chỉnh khi chủ thể xác lập, thực hiện quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là theo Bộ luật này và các luật khác cỏ liên quan. Có thể nói quy định này đã khẳng định nguyên tắc áp dụng luật được quy định tại Điều 4 của Bộ luật dân sự và cũng là nguyên tắc chung khi các chủ thể thực hiện quyền của mình.
Khoản 1 trên cũng quy định về hiệu lực của quyền khác đối với tài sản trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao bằng quy định: Quy định của khoản 2 và khoản 3 Điều 160
 Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.