Chào Luật sư, hiện tại văn phòng đại diện chúng tôi có xảy ra tranh chấp với một doanh nghiệp khác. Luật sư cho tôi hỏi, tư cách tham gia tố tụng của văn phòng đại diện được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện trong quá trình tố tụng được pháp luật quy định ra sao? Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện có ý nghĩa gì trong việc giải quyết các tranh chấp? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người tham gia tố tụng dân sự là gì?
- Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án; cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
- Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng, người giám định; người phiên dịch và người định giá tài sàn.
- Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ những người này là người tham gia tố tụng; trừ người định giá tài sản. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân; cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
- Trong mỗi vụ việc dân sự, số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của họ tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng; và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến tố tụng dân sự. Đối với một số người, các hoạt động tố tụng của họ có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng dân sự.
Tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện
- Tại khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây viết tắt là BLDS) thì chi nhánh; văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân; không phải là pháp nhân. Trong đó, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân; còn văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao; bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
- Theo khoản 7 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đương sự là cơ quan; tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Như vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện không thể là đương sự của vụ án mà pháp nhân mới là đương sự của vụ án dân sự. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Quyền và nghĩa vụ tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện
Quyền khởi kiện
- Theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP; thì quyền khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện; chi nhánh xác lập thực hiện, tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên; địa chỉ của cơ quan, tổ chức; phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện; chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.
- Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân; ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện; chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện; chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân; hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.
Quyền và nghĩa vụ tố tụng
Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được quy định tại Điều 86 BLTTDS, cụ thể:
- Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền; nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
- Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền; nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thể tự mình; hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện theo quy định.
Theo Điều 74 của BLDS thì pháp nhân có cơ cấu tổ chức; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Do đó, trường hợp pháp nhân ủy quyền cho một người khác tham gia tố tụng bằng văn bản ủy quyền; thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó đã ký và đã có đóng dấu của pháp nhân đó trên văn bản ủy quyền.
Trên cơ sở đó, người được ủy quyền thay mặt pháp nhân quyết định mọi vấn đề theo phạm vi đã ủy quyền và tất cả các vấn đề đã được người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó quyết định; thì pháp nhân đó phải tự chịu trách nhiệm với tất cả vấn đề đã được quyết định của người được uỷ quyền.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.