Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam

16/08/2022
Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam?
526
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tranh chấp thừa kế là một trong những loại tranh chấp về tài sản phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên đã có rất nhiều người hiểu sai về loại tranh chấp này; chẳng hạn như việc xác định chính xác các quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế khi làm đơn khởi kiện nộp tại Toà án. Vậy làm thế nào để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam? đúng nhất.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quy định về thừa kế tại Việt Nam

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có quy định về: Tranh chấp về thừa kế tài sản.

Quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế có thể là:

* Giữa những người thừa kế: Đây là quan hệ tranh chấp trong quan hệ tranh chấp thừa kế tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế ở đây có thể là người thừa kế theo di chúc hoặc là người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

– Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam?
Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Lưu ý: Người không được quyền hưởng di sản

– Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  • Những người không được quyền hưởng di sản vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

* Ngoài ra còn có các tranh chấp giữa những người thừa kế với người thứ 3: Đây có thể được xem là các tranh chấp gián tiếp liên quan đến các nghĩa vụ cần phải thanh toán của di sản do người chết để lại. Vai trò của họ trong tranh chấp thừa kế có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

– Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán di sản trước khi phân chia di sản như sau:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  • Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
  • Chi phí cho việc bảo quản di sản.
  • Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
  • Tiền công lao động.
  • Tiền bồi thường thiệt hại.
  • Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
  • Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
  • Tiền phạt.
  • Các chi phí khác.

Nếu không giải quyết được các nghĩa vụ của người đã mất với người thứ 3 thì rất dễ gây ra các tranh chấp có liên quan đến đến di sản do người chết để lại.

Thời hiệu thừa kế tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế tại Việt Nam?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tài sản không có người nhận thừa kế thì phải làm sao?

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Quy định về quyền từ chối nhận di sản?

– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Phân chia di sản theo pháp luật như thế nào?

– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.