Một người chết đi có thể để lại rất nhiều di sản và mong muốn chia nó cho những người thân yêu của mình. Các loại di sản đó có thể gồm tiền, vàng, ô tô hay nhà đất,… Di sản đó có phải chỉ chia cho người đã làm giấy chứng tử cho họ hay có quan hệ hôn nhân không? Thừa kế là gì? Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất theo quy định của pháp luật hiện này?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm về thừa kế
Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc; hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền nghĩa vụ; và phương thức bảo vệ các quyền nghĩa vụ của người thừa kế. Được quy định tại Chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Có hai dạng thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số quy định cơ bản liên quan đếnquyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền thừa kế …
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.
Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc; hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Khái niệm về Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân; thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Quy định chung về thừa kế
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
– Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác; và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết; thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Căn cứ pháp lý về nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Những loại hình nhà đất phổ biển
Nhà đất tên gọi khác là bất động sản. Chúng bao hàm các loại đất đai và những gì gắn liền với đất… Những thứ có thể dỡ ra, di động thì không phải là nhà đất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình nhà đất. Nhiều người chưa hiểu rõ hết các loại hình này nên nhiều khi nhầm lẫn. Sau đây là 15 loại hình nhà đất phổ biến nhất hiện nay:
Các loại hình nhà đất: Đất nền, khu nghỉ dưỡng ven biển, nhà phố, căn hộ chung cư, đất nhà xưởng; nhà riêng, biệt thự, tòa nhà văn phòng, shophouse, trung tâm thương mại; tòa nhà khách sạn, bungalow; biệt thự nghỉ dưỡng, condotel, loại khác….
Xác định di sản thừa kế là nhà đất
Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di sản thừa kế như sau:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Theo đó, phần tài sản chung của người chết trong tài sản chung với người khác chủ yếu gồm các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng.
Trường hợp 2: Nhà đất là tài sản chung của hộ gia đình sử dụng đất.
Trường hợp 3: Nhà đất của nhiều người cùng nhau góp tiền nhận chuyển nhượng mà không phải là thành viên trong hộ gia đình; hoặc vợ chồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Xác định di sản thừa kế là nhà đất“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Người lao động nước ngoài có được tham gia công đoàn?
Trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Câu hỏi liên quan
– Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
– Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
– Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 616 thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.