Trên vỉa hè hay đường phố, cho đến mặt sông hồ; không thiếu hình ảnh rác thải sinh hoạt bị vứt bừa bãi không đúng nơi quy định. Đã bao giờ bạn tự hỏi hành vi vứt rác bừa bãi bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 55/2021/NĐ-CP;
Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
Nghị định 167/2013/NĐ-CP;
Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Tác hại của việc vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Trong những năm trở lại đây, vấn đề về môi trường luôn là điểm nóng trong dư luận. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ở Việt Nam; hiện tượng đã tồn tại từ nhiều năm nay.
Tác hại của việc vứt rác bừa bãi không chỉ làm làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí khi không hút bể phốt. Không những thế, nó còn gây mất mĩ quan đô thị, thành phố. Do ý thức của con người quá kém, họ luôn vô tư xả rác bừa bãi ra đường phố, làm cho hệ thống cống rãnh bị nghẽn tắc, không lọc và xử lý được nguồn nước thải, dẫn đến việc “ngập lụt trong thành phố”. Hơn thế nữa, xả rác bừa bãi còn là nguyên nhân gây nên nhiều mầm mống bệnh tật. Trong những năm qua, các bệnh viện nước ta đã phải tiếp nhận biết bao trường hợp bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về đường hô hấp,… do rác thải gây nên.
Vứt rác bừa bãi bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 18 điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP; sửa đổi bổ sung Nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.
Ngoài ra, khoản 4 điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
Như vậy, hành vi vứt rác bừa bãi có thể phải chịu mức phạt lên tới 2.000.000 đồng. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội; đồng thời để tránh bị mất tiền do bị xử phạt hành chính; người dân nên nghiêm túc chấp hành quy định đổ rác đúng nơi quy định; chấp hành giữ gìn vệ sinh chung.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, …0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.
Nếu địa phương bạn sinh sống có thùng rác công cộng; thì bạn nên đổ rác vào đúng thùng chứa rác để đảm bảo vệ sinh. Nếu địa phương bạn không có thùng rác công cộng; thì mỗi khi đến cuối giờ chiều; sẽ có người đến thu gom rác tại địa phương bạn; và có kẻng đổ rác. Bạn cần chuẩn bị để mang rác ra đổ đúng giờ; tránh trường hợp không đổ rác được đúng nơi mà vứt rác bừa bãi.