Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?

07/08/2022
Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào
461
Views

Chào Luật sư, hiện tại vợ chồng tôi đang ly thân. Tôi và vợ sống ở 2 nơi khác nhau. Năm ngoái, chúng tôi có mua chung một căn nhà. Hiện nay vợ tôi có cho người khác thuê mà không hỏi ý kiến của tôi. Trong trường hợp này giải quyết như thế nào theo quy định? Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào? Tôi đã nói chuyện với vợ nhưng vợ tôi cố tình trốn tránh, không muốn cùng tôi giải quyết. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Chế độ tài sản theo thỏa thuận là gì?

Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ chồng. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Pháp luật Hôn nhân và Gia đình thường quy định hai chế độ tài sản vợ chồng: Một là theo pháp luật, hai là theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản theo pháp luật là việc pháp luật đề ra các hình thức xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ.

Chế độ tài sản theo thỏa thuận là việc vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận cùng với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với quy định của pháp luật. Có rất nhiều cách gọi khác nhau về thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản như: hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận tài sản của vợ chồng,…

Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?
Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?

Đặc điểm chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Tài sản giữa vợ chồng sau khi hết hôn gồm khối tài sản được người vợ hoặc người chồng tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được tặng cho riêng, được tặng cho chung và các hoa lợi lợi tức phát sinh từ các khối tài sản này. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 mặc dù thừa nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích nhưng chỉ quy định duy nhất một chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật. Việc này đem lại nhiều hạn chế.

  • Thứ nhất; quy định của Luật hiện hành không bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Về nguyên tắc; mỗi cá nhân có quyền chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo ý chí của mình; miễn sao không xâm phạm đến lợi ích của người khác; không trái với đạo đức xã hội.
  • Thứ hai; việc chỉ áp dụng một chế độ hôn sản pháp định cho tất cả các trường hợp không đáp ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng.

Đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định hai cách thức xác lập chế độ tài sản vợ chồng hoặc theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận. Cụ thể tại Điều 28 có quy định: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.”

Về hình thức

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

Thời điểm xác lập

Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

– Chế độ tài sản thỏa thuận của vợ chồng ở Việt Nam có những đặc điểm về nội dung sau:

Thứ nhất

Trong văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; trước hết vợ; chồng cần xác định rõ những tài sản nào là tài sản riêng của mỗi bên và những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng. Vì khi xác định được phạm vi các loại tài sản; quyền sở hữu của mỗi bên thì vợ; chồng sẽ thỏa thuận và thống nhất được với nhau các quyền cũng như nghĩa vụ đối với từng loại tài sản.

Thứ hai

Trên cơ sở xác định nội dung về tài sản trong thỏa thuận trước đó vợ và chồng thỏa thuận về các quyền của mỗi bên đối với tài sản chung; tài sản riêng cũng như những nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung về tài sản hai bên phải gánh chịu và những nhu cầu thiết yếu của gia đình sẽ được đảm bảo bằng tài sản chung hay tài sản riêng. Bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là nghĩa vụ của vợ, chồng; trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận tài sản bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình là tài sản chung nhưng tài sản chung không đủ thì vợ; chồng cần thỏa thuận việc có đóng góp tài sản riêng của mối bên và đóng góp bao nhiêu vào tài sản chung để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho gia đình.

Thứ ba

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập trước khi kết hôn và có hiệu lực kể từ ngày vợ, chồng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo trình tự; điều kiện và quy định của pháp luật. Xuất phát từ nhu cầu của mỗi bên; vợ chồng có thể thỏa thuận các điều kiện được đưa ra khi chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận và xác định trong những trường hợp nào một bên hoặc cả hai bên vợ chồng có quyền yêu cầu chấm dứt chế độ tài sản này.

Khi chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận; tài sản sẽ được chia cho vợ chồng theo thủ tục (thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết) hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng và nguyên tắc chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản đó. Về nguyên tắc tài sản có thể chia theo cách thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; hoặc theo nguyên tắc phân chia khác do hai vợ chồng tự thỏa thuận thống nhất với nhau. Và khi có tranh chấp xảy ra; việc giải quyết tranh chấp được ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận của vợ chồng.

Thứ tư

Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên; trong nội dung của thỏa thuận vợ, chồng có thể thỏa thuận những nội dung khác (ví dụ như vấn đề cấp dưỡng cho cha; mẹ; con …) liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi bên.

Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 119 Luật nhà ở 2014 quy định bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

– Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

– Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Mặt khác, tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Theo đó, nếu giao dịch vi phạm điều kiện trên sẽ bị vô hiệu, và các bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Theo thông tin bạn cung cấp là vợ bạn tự ý cho thuê nhà mà không hỏi ý kiến bạn do đó bạn có thể thỏa thuận với bên thuê nhà để lấy lại nhà, trường hợp bên thuê không chấp nhận thì có thể khởi kiện đến tòa án để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể bạn sẽ được nhận lại nhà và bên thuê sẽ nhận lại tiền.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

– Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật  hôn nhân gia đình 2014;

– Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng; quyền được thừa kế và quyền; lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?
Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Vợ tự ý cho thuê nhà giải quyết như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; bộ hồ sơ hủy hóa đơn giấy hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng thuê nhà được hiểu như thế nào?

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Vợ làm hợp đồng thuê nhà không hỏi ý kiến chồng giải quyết thế nào?

Bạn có thể thỏa thuận với bên thuê nhà để lấy lại nhà, trường hợp bên thuê không chấp nhận thì có thể khởi kiện đến tòa án để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Cụ thể bạn sẽ được nhận lại nhà và bên thuê sẽ nhận lại tiền.

Trường hợp nào hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt?

a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
c) Nhà ở cho thuê không còn;
d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.