Vợ cũ không cho gặp con sau ly hôn thì làm thế nào theo quy định

11/06/2021
Vợ cũ không cho gặp con sau ly hôn thì làm thế nào theo quy định
1229
Views

Xin chào Luật sư: Thưa luật sư, tôi và vợ cũ ly hôn được 3 năm nay rồi nhưng suốt 3 năm qua; chắc tôi chỉ gặp con trọn vẹn được 2 lần ( con tôi 6 tuổi ). Tôi biết bố mẹ ly hôn thì con cái là người tổn thương nhất nên tôi muốn bù đắp cho bé; muốn còn gần gũi bố và nhà nội hơn nhưng vợ cũ tôi rất hay khó dễ, ngăn cản tôi gặp con; tôi đã nhiều lần nhẹ nhàng nói chuyện với cô ấy nhưng suốt 3 năm nay, việc tôi gặp con khó khăn vô cùng. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này của tôi thì giải quyết ra sao a? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luât sư? Tôi xin cảm ơn

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin tư vấn cho bạn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

1.Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi chăm sóc và nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Đối với người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, với những quy định trên có thể hiểu; dù bạn không là người trực tiếp nuôi bé nhưng bạn hoàn toàn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ái có quyền cản trở. Vợ bạn dù là người trực tiếp nuôi con nhưng không được ngăn cản bạn và con gặp nhau; bạn chỉ bị hạn chế quyền này khi bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom con.

Trong trường hợp này, bạn không bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con nên việc vợ cũ không cho bạn gặp con là hành vi vi phạm pháp luật và nếu như hành vi này vẫn diễn ra thì bạn sẽ yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp giải quyết

Xem thêm: Đang thuê nhà khi ly hôn có giành quyền nuôi con được không?

2. Hướng xử lý giải quyết khi vợ ngăn cản không cho gặp con sau khi ly hôn

Trước hết, bạn hãy trình bày vụ việc này lên Công an xã; phường nơi vợ bạn và con đang sinh sống . Hành vi ngăn cản bạn không cho gặp con của vợ cũ  có thể bị xử phạt hành chính; theo quy định tại điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Nếu Công an xã đã làm việc với chị ấy và cũng đã xử phạt vi phạm hành chính; nhưng vợ bạn vẫn không tạo điều kiện cho bạn được gặp gỡ con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết; Tòa án sẽ có trách nhiệm xem xét và yêu cầu vợ bạn cho bạn thực hiện quyền thăm nom, chăm sóc con cái.

Nói tóm lại, hai vợ chồng khi đã không còn giữ được một gia đình hạnh phúc cho con cái; thì cũng nên trở thành những người bạn tốt của nhau để cùng nhau nuôi dạy; giáo dục con trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Quý khách có thể xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Vợ cũ không cho gặp con sau ly hôn thì làm thế nào theo quy định” . Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ ly hôn xin vui lòng liên hệ đến 0833.102.102 để được Luật sư X hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

 Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn?

Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển đầy đủ về mọi mặt thể chất, tinh thần, tình cảm của em. Người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền để hỗ trợ vợ nuôi con nhỏ
Nhưng, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì việc nuôi con sẽ được Tòa xem xét cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp lợi ích cho con.

Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn?

Tương tự như trường hợp con trên 3 tuổi, đầu tiên cha mẹ có thể thỏa thuận ai sẽ nuôi con
Nếu không có thỏa thuận cha mẹ sẽ giành quyền nuôi con thông qua chứng minh điều kiện của mình trước tòa. AI có điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con sẽ có ưu thế hơn.
Tuy nhiên, đối với bé trên 7 tuổi Tòa sẽ xem xét cả nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con. Do bé lúc này đã có nhận thức ở múc độ nhất định lên lựa chọn của bé là hết sức quan trọng và được tòa đánh giá cao.
Tòa sẽ tổng hợp cả điều kiện của cá nhân vợ hoặc chồng và nguyện vọng của con để đưa ra quyết định trao quyền nuôi con cho ai.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận