Thuế được hiểu là một khoản đóng góp bằng tiền của công dân cho nhà nước. Thuế có tính xác định, không hoàn trả; mà nó dựa trên hình thức công dân tự nguyện đóng góp thông qua con đường quyền lực. Đóng thuế nhằm bù đắp các chi tiêu của nhà nước khi thực hiện chức năng kinh tế – xã hội. Vậy bạn có biết hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu loại thuế? Và bạn có thể phân biệt được các loại thuế đó? hãy cùng luật sư X tìm hiểu về “Các loại thuế theo quy định pháp luật hiện hành“. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thuế
Thuế là gì?
Thuế là một khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước. Nguồn thu này từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của chủ thể thuộc đối tượng phải đóng thuế do pháp luật quy định.
Đặc điểm của thuế
Về cơ bản, thuế có các đặc điểm sau:
+ Thuế là một khoản của chủ thể thu nhập bắt buộc phải nộp vào khoản ngân sách nhà nước.
+ Thuế là khoản tiền cần thiết để thực hiện tiến hành duy trì tính quyền lực của chính trị và các chức năng, thi hành nhiệm vụ của nhà nước.
+ Nguồn đóng vào thuế có thể tăng hoặc giảm theo quy định pháp luật phụ thuộc vào nền kinh tế như GDP, thu nhập, lãi suất, chỉ số của giá tiêu dùng, chỉ số của giá sản xuất,…
+ Thuế là khoản được hoàn trả không trực tiếp mà khoản thuế này sẽ được điều chỉnh phân bổ vào các công trình dựng như cầu đường, trường học,… ngoài ra cả các vấn đề xã hội.
+ Thuế là một khoản thu không mang tính đối giá, bởi chủ thể nào đáp ứng đủ các điều kiện thuộc quy định pháp luật quy định phải đóng thuế đều phải nộp thuế.
Vai trò của thuế
Hiện nay, thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Cụ thể tác dụng của thuế như sau:
– Tăng khoản tiền vào ngân sách của nhà nước. Từ đó khoản ngân sách nãy sẽ giải quyết các vấn đề để đảm bảo các phúc lợi về xã hội cho các đối tượng theo chính sách của nhà nước. Đồng thời, các dự án hạ tầng công cộng được phát triển tiến hành thực hiện xây dựng, phục vụ nhu cầu cần thiết nhất cho cuộc sống người dân.
– Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo. Theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.
– Việc đóng thuế còn giúp tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội của người dân. Từ đó nguồn nhân lực được thúc đẩy, hiệu suất làm việc cũng tăng lên. Đồng thời tính cạnh tranh được đảm bảo sự công bằng, liêm chính.
– Ngoài ra, việc nộp thuế khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
Các loại thuế theo quy định pháp luật hiện hành
Thuế môn bài
Thuế môn bài có thể hiểu là mức thuế cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh phải đóng hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh hoặc dựa trên mức doanh thu đạt được.
Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hay doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia hoặc địa phương đó theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng
Là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế: cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ; 1 số sản phẩm và mặt hàng nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối tượng nộp thuế: đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần. Đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa.
Thuế Xuất nhập khẩu (XNK)
Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam. Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế XNK.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.
Thuế thu nhập cá nhân
Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu. Đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên.
Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Thuế trước bạ (còn gọi là lệ phí trước bạ)
Là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Có thể hiểu đơn giản rằng, khi ai đó muốn đi đăng ký quyền sở hữu tài sản của mình thì thường sẽ phải nộp thêm một khoản phí gọi là phí trước bạ cho cơ quan mà họ tới đăng ký. Ví dụ như khi bạn mua xe máy thì bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ để có thể đăng ký quyền sở hữu xe.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Các loại thuế theo quy định pháp luật hiện hành”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?
- Mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế mới nhất năm 2022
- Tội trốn thuế theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Luật thuế TTĐB năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016 về đối tượng chịu thuế TTĐB thì các đối tượng chịu thuế bao gồm có rượu. Do đó cơ sở kinh doanh của bạn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt do sản xuất rượu.
Theo Điều 4 của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập được miễn thuế có:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Do đó con nhận chuyển nhượng đất từ bố mẹ thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.