Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?

15/08/2022
504
Views

Xin chào luật sư. Tôi nghe nói theo quy định mới thì viên chức tại một số ngành sẽ không đòi hỏi phải có chứng chỉ ngoại ngự. Vậy viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ? Căn cứ vào các quy định nào? Tôi muốn làm giáo viên tại trường mầm non công lập thì có cần điều kiện về chứng chỉ ngoại ngữ không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Chứng chỉ ngoại ngữ là một trong các điều kiện cần có khi muốn đăng ký thi công chức, viên chức. Mặc dù nhu cầu về ngoại ngữ ngày càng tăng, tuy nhiên với một số đối tượng thì việc đăm bảo yêu cầu về ngoại ngữ lại khá khó khăn, đặc biệt là với những người lớn tuổi hay những người ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Theo quy định hiện hành của pháp luật thì kể từ tháng 8/2022 này, với một số ngành nghề, viên chức sẽ không cần phải đáp ứng điều kiện về ngoại ngữ? Vậy chứng chỉ ngoại ngữ được quy định như thế nào? Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật viên chức 2010
  • Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL
  • Thông tư số 03/2022/TT-BVHTTDL
  • Thông tư 06/2022/TT-BNV
  • Thông tư 07/2022/TT-BTTTT
  • Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT
  • Thông tư 08/2022/TT-BTTTT

Viên chức là gì?

Theo Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong đó:

– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Do đó căn cứ xác định một người có là viên chức không thì cần dựa vào các quy định ở trên.

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức

Chứng chỉ ngoại ngữ là giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ dựa trên tiêu chuẩn khung đánh giá năng lực 6 bậc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 

Theo quy định thì tùy vào ngạch và chuyên môn dự tuyển thi công chức, viên chức thì người đăng ký tham gia tuyển dụng công chức, viên chức cần thực hiện đúng các quy định mới về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ quản lý nhà nước theo ngạch đối với công chức, chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Do đó với các ngành nhất định sẽ yêu cầu điều kiện về trình độ ngoại ngữ đối với ứng viên để đáp ứng đối với vị trí việc làm. Các văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch công chức, tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp… 

Hiện nay, các Bộ, ngành đã ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

6 bậc ngoại ngữ được chia làm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Các cấp độ tương đương khung ngoại ngữ 6 bậc Châu Âu (CEFR).

Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?

Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?
Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?

Mặc dù có quy định về điều kiện ngoại ngữ đối với các viên chức, tuy nhiên theo pháp luật hiện hành thì với một số ngành nghề, viên chức sẽ không cần có chứng chỉ ngoại ngữ.

Theo đó, các Bộ ngành liên tục ban hành các thông tư mới về tiêu chuẩn công chức, viên chức và các văn bản theo hướng bỏ yêu cầu về trình độ đào tạo ngoại ngữ đối với công chức, viên chức, những quy định mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2022 tới. Cụ thể vấn đề này tại các thông tư như sau:

Viên chức chuyên ngành thư viện

Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL, do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành sẽ có hiệu lực vào 15/8/2022. Thông tư này quy định mới về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện.

Tại Chương II tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, Thông tư cũng bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức ngành thư viện thay vào đó là yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở

Thông tư số 03/2022/TT-BVHTTDL, ngày 07/07/2022 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8/2022. Thông tư này quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở.

Trong đó, Thông tư này đã bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức ngành này, thay vào đó là yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Viên chức chuyên ngành văn thư

Thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/8.

Thông tư này cũng bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức ngành văn thư, thay vào đó là yêu cầu: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Viên chức thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông

Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/8.

Thông tư này bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức ngành này, thay vào đó là yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

Thông tư 08/2022/TT-BTTTT do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

Theo đó, từ 15/8/2022 sẽ bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với viên chức thuộc ngành này, thay vào đó là yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số (đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Viên chức ngành nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư, thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNN)

Cụ thể từ ngày 6/10/2022 tới đây, trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của các chức danh nghề nghiệp viên chức ngành NN&PTNT không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Theo đó tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức trong ngành này gồm:

– Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp/đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp tùy theo yêu cầu của từng vị trí việc làm.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với từng chuyên ngành.

– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Quy định này áp dụng với các chức danh nghề nghiệp sau:

– Đối với chức danh bảo vệ thực vật: Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II, III, kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV.

– Đối với chức danh giám định thuốc bảo vệ thực vật: Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II, III, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV.

– Đối với chức danh kiểm nghiệm cây trồng: Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II, III, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV.

Giáo viên mầm non có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Căn cứ theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên mầm non trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thay vào đó là đề cập đến yêu cầu này trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định bắt buộc phải đảm bảo bậc 01, bậc 02, bậc 03 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam; viên chức chỉ cần:

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên mầm non và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Vì vậy khi bạn thi tuyển giáo viên mầm non thì không cần điều kiện về chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên tiểu học không có chứng chỉ ngoại ngữ có được không?

Căn cứ theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập, yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ với giao viên tiểu học được bãi bỏ. Theo đó tại mục tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên về trình độ ngoại ngữ chỉ yêu cầu:
“Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.”
Do đó giáo viên tiểu học không bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ.

Viên chức có cần chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp không?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Tùy thuộc vào vị trí, chức danh mà viên chức cần phải có chứng chỉ ở các hạng khác nhau. Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng; và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch; chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức?

Điều kiện đăng ký dự tuyển được quy định tại Điều 22 Luật Viên chức như sau:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.