Viên chức bị kỷ luật có được xin nghỉ việc không?

22/12/2021
Viên chức bị kỷ luật có được xin nghỉ việc không?
681
Views

Khi vi phạm đến mức độ bị xử lý kỷ luật; viên chức cảm thấy mình không còn phù hợp với vị trí việc làm đảm nhiệm; nên mong muốn được xin nghỉ việc; thì có được giải quyết không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Luật Viên chức năm 2010

Nghị định 112/2020/NĐ-CP 

Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Viên chức bị kỷ luật bằng các hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức năm 2010; viên chức khi vi phạm các quy định của pháp luật; thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Trong đó; cách chức chỉ áp dụng với viên chức quản lý.

Để quy định cụ thể hơn; Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

– Với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc.

– Với viên chức quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.

Đồng thời, viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức nêu trên; thì còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định 112; việc áp dụng hình thức kỷ luật nào dựa vào mức độ của hành vi vi phạm. Cụ thể, khoản 2 Điều 6 Nghị định 112 nêu rõ có 04 mức độ như sau:

Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật

2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Viên chức bị kỷ luật có được xin nghỉ việc không?

Khoản 1 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ; viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết thôi việc trong các trường hợp:

– Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

– Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận…

Viên chức không được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào?

Đặc biệt, khoản 2 Điều 57 Nghị định 115 này có đề cập đến các trường hợp viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

– Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;

– Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

– Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

Đồng thời, đây cũng là quy định được nêu tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019:

Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc.

Như vậy, nếu đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang bị điều tra, truy tố hoặc xét xử thì viên chức không được giải quyết cho nghỉ việc. Do đó, nếu trong các khoảng thời gian này, viên chức xin nghỉ việc thì sẽ không được giải quyết.

Đáng chú ý, theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, viên chức vi phạm pháp luật, đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc trong thời hạn kỷ luật mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn được giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.

Sau khi nghỉ hưu hoặc nghỉ việc mà viên chức mới bị phát hiện có hành vi vi phạm thì căn cứ vào quyết định kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu sẽ đề xuất hình thức, thời điểm và thời gian kỷ luật.

Câu hỏi thường gặp về xin nghỉ việc của viên chức

Các hình thức kỷ luật Viên chức?

– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
Để quy định cụ thể hơn; Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
– Với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc.
– Với viên chức quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.

Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết thôi việc trong trường hợp nào?

Khoản 1 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ; viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết thôi việc trong các trường hợp:
– Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
– Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận…

Viên chức không được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào?

– Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
– Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
– Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:

Viên chức bị kỷ luật có được xin nghỉ việc không?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Viên chức có bị kỷ luật khi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao?

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.