Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không theo quy định hiện nay?

01/04/2022
Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không theo quy định hiện nay?
528
Views

Sỉ nhục (hay làm nhục) người khác là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền của con người đối với danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành. Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không theo quy định hiện nay? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không?

Từ xưa, người Việt đã biết “kị húy”, tức là không được phép gọi thẳng tên những người lớn tuổi hơn mà gọi bằng ngôi thứ, điều này biểu trưng cho nét văn hóa trong gia đình và cả giao tiếp ngoài xã hội. Tên riêng đối với một người là sự tự hào của chính họ do được ông bà, cha mẹ… đặt cho.

Ở một thời đại văn minh hơn, khi tự hào hoặc yêu quý ai đó, họ thường trang trọng đặt theo tên, họ người mình yêu quý như một sự trân trọng. Đó là văn hóa chung của nhân loại.

Khi danh tính của một người được kéo xuống đánh đồng tên gọi của súc vật, ám chỉ sự nguyền rủa của mình với người khác một cách công khai nơi công cộng, với văn hóa Việt, điều này không dừng lại ở sự nhục mạ mà còn xúc phạm nhân phẩm người khác. Hành vi đó đi ngược với văn hóa ứng xử của người Việt, đi ngược lại sự phát triển văn hóa.

Đây không đơn giản là lỗi trong ứng xử hay là sự lệch lạc trong nhận thức, mà người sai phạm đã cố ý chống lại văn hóa đạo đức, làm méo mó cộng đồng một cách có chủ đích, đi ngược lại sự văn minh.

Chính vì vậy, vấn đề này phải được cơ quan chức năng can thiệp. Nếu không nó sẽ trở thành một tiền lệ xấu.

Lấy tên người khác đặt cho chó mèo có vi phạm luật?

Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không theo quy định hiện nay?
Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không theo quy định hiện nay?

Pháp luật hiện hành không có quy định về đặt tên cho vật nuôi và cũng không có quy định cấm lấy tên trùng tên người đặt cho vật nuôi.

Tuy nhiên, theo văn hóa của người Việt Nam, rất ít khi có việc lấy tên trùng tên người đặt cho vật nuôi. Chẳng hạn, người ta hay đặt cho thú cưng những tên như Mun, Milu, Nunu, Kiki… Việc lấy tên trùng tên người đặt cho vật nuôi (nếu có) thường xảy ra khi có sự ghét bỏ người khác.

Việc trong cuộc đua của vật nuôi có lấy tên trùng với tên những người đang có mâu thuẫn với mình đặt cho chó, ngựa là hành vi thuộc về ứng xử văn hóa và không nên xảy ra.

Hiến pháp 2013 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã có những quy định về việc quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo khoản 1 điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp nếu những người có tên trùng tên với những vật nuôi cho rằng mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì có thể khởi kiện để yêu cầu người có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình phải xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguyên tắc của luật dân sự là người khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại gì, thì phải chứng minh được thiệt hại đó do hành vi của người có lỗi gây ra.

Hành xử như vậy là đi ngược lại sự tiến bộ văn minh, có những biểu lộ của tâm lý nguyên thủy, hoang dã, không thừa nhận sự tồn tại của đạo đức cơ bản, sự điều chỉnh của luật pháp, sự quản lý của Nhà nước.

Nghệ danh, bút danh của những người nổi tiếng, được mọi người biết đến, nhận ra còn có giá trị hơn cả tên riêng của họ. Việc sử dụng những nghệ danh, bút danh để đặt cho súc vật là hành động xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm cá nhân người đó.

Bên cạnh đó, nếu qua điều tra xác minh và nếu có căn cứ là có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì tùy vào tính chất, mức độ mà người có hành vi vi phạm còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay chế tài hình sự về Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, trách nhiệm chứng minh vi phạm lúc này lại thuộc về các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay chế tài hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lấy tên người đặt cho chó mèo có vi phạm pháp luật không theo quy định hiện nay?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, thành lập công tygiải thể công ty trọn gói…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi lấy tên người khác đặt cho vật nuôi, làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Hiện nay có những văn bản pháp luật nào quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân?

Để bảo đảm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được thực hiện trên thực tế, ngoài việc được ghi nhận trong Hiến pháp thì quyền này còn được thể chế hoá trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Luật An ninh mạng 2018,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.