Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?

09/02/2023
Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?
450
Views

Hiện nay khi thi tuyển hay ứng tuyển vào một đơn vị, doanh nghiệp nào đó thì vấn đề cần có để bắt đầu một công việc đó là chuyên môn, nghiệp vụ.. Theo đó mà nghiệp vụ chuyên ngành được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng của công ty, điều này cũng giúp cho người lao động có bước đi vững chắc, có những cơ hội thăng tiến trong thị trường lao động, trong nghề nghiệp mà bản thân đã lựa chọn. Bên cạnh đó, vị trí việc làm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, đánh giá, tuyển dụng, quy hoạch hay bồi dưỡng và đào tạo công chức, viên chức. Vậy quy định về vị trí việc làm hiện nay như thế nào? Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Vị trí việc làm là gì?

Vị trí việc làm của công chức

Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Vị trí việc làm của viên chức

Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức 2010).

Vị trí việc làm có vai trò như thế nào?

Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì vị trí việc làm:

– Là một trong những căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch, điều động công chức;

– Là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Phân loại vị trí việc làm như thế nào?

Phân loại vị trí việc làm công chức

Vị trí việc làm công chức được phân loại theo Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau:

Phân loại theo khối lượng công việc

– Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;

– Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;

– Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Phân loại theo tính chất, nội dung công việc

– Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;

– Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;

– Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);

– Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Phân loại vị trí việc làm viên chức

Tương tự với vị trí việc làm của công chức, vị trí việc làm viên chức được phân loại như sau:

Phân loại theo khối lượng công việc

– Vị trí việc làm do một người đảm nhận.

– Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận.

Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?
Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?

– Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Phân loại theo tính chất, nội dung công việc

– Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

– Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

– Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).

Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?

Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là khái niệm dùng để chỉ kỹ năng, phương pháp thực hiện công việc chuyên môn của một nghề, một vị trí nào đó nhằm hoàn tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.

Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường nhất thì nghiệp vụ được hiểu chính là tổng hợp các kỹ năng, nghề nghiệp mà bạn cần phải thực hiện đối với một công việc đó để đảm bảo công việc đạt chất lượng cao và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thì nghiệp vụ còn được thể hiện ở kỹ năng chuyên môn, trình độ của người đó. Đôi khi nghiệp vụ chính là một trong những công cụ để đo trinh độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách thực hiện công việc đó như thế nào mà thôi.

Nghiệp vụ còn có thể được phân thành các nhóm như là:

+ Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

+ Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Trong đó cụ thể như sau:

– Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn: Đây chính là những nghiệp vụ mà bạn đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập của minh sau đó vận dụng và sáng tạo trong công việc tốt hơn, cụ thể hơn để công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất. Đó chính là nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn từ trước.

– Nghiệp vụ theo tính chất của công việc chính là nghiệp vụ mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng nhất định để thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ ngành kế toán, nghiệp vụ công an, quân đội…mà theo mỗi công việc khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau sao cho phù hợp với ngành nghề đang làm đó.

Một số ví dụ điển hình về chuyên môn và nghiệp vụ

– Về chuyên môn

Mỗi một ngành nghề sẽ đều có những kỹ năng chuyên môn riêng theo đặc thù công việc và những người theo học cần phải rèn luyện và học tập. Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng chuyên một của từng ngành nghề cơ bản để bạn tham khảo:

  • Tài chính – ngân hàng: Có kỹ năng phân tích và kỹ năng hoạch định tài chính. Thành thạo mô phỏng thanh toán quốc tế và kỹ năng phân tích, định giá công ty.
  • Hành chính văn phòng: Cần có kỹ năng tìm việc và viết hồ sơ xin việc, các kỹ năng trả lời phỏng vấn và các nghiệp vụ văn phòng.
  • Quản tị kinh doanh: Bắt buộc phải có kỹ năng quản lý và tư duy sáng tạo. Các kỹ năng lập hồ sơ và xin việc của các dự phỏng vấn và kỹ năng viết thành thạo
  • Ngoại ngữ: Các kỹ năng văn phòng và dịch thuật.
  • Kế toán – kiểm toán: Các kỹ năng về báo cáo như tài chính, tổng kết chi tiêu, các hóa đơn giấy tờ, chứng từ. Kỹ năng xử lý hồ sơ và chứng từ kế toán và kỹ năng sử dụng Excel trong kiểm toán.
  • Kinh tế: Các kỹ năng soạn thảo văn bản, các hợp đồng và kỹ năng tìm việc để buổi phỏng vấn thành công. Phân tích rủi ra bằng các phần mềm hỗ trợ thông minh. Điển hình là phần mềm Crystal ball.

– Về nghiệp vụ

Ví dụ về Tiêu chuẩn nghiệp vụ về một số ngành nghề phổ biến hiện nay

1. Nghiệp vụ ngành ngân hàng

– Nghiệp vụ nhận tiền gửi từ khách hàng: thu – giữ tiền gửi của khách dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiền tiết kiệm…

– Nghiệp vụ tín dụng: thực hiện chi thành các nghiệp vụ theo mục đích, theo đầu tư bằng cách tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường và kiếm lợi nhuận từ đó.

– Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.

– Nghiệp vụ chuyển tiền.

– Nghiệp vụ mua bán hộ – Nghiệp vụ ủy thác.

2. Nghiệp vụ kế toán

– Thu tiền của sản phẩm đã bán đi

– Cung cấp các dịch vụ nhập quỹ tiền mặt

– Tiến hành kê khai những khoản thuế cần nộp.

– Lập những phiếu chi-thu, đơn hàng trong ngày khi có giao dịch với khách hàng.

– Lưu giữ những sổ sách quan trọng.

– Làm các sổ sách cần thiết

– Ghi chép và lập lại thành hồ sơ những giấy tờ quan trọng.

– Ngoài ra, cần thành thạo kỹ năng tin học, sử dụng phần mềm chuyên dụng, giỏi tính toán, có trí nhớ tốt và chịu được áp lực công việc.

3. Nghiệp vụ lễ tân

– Tiêu chuẩn đón tiếp khách.

– Thực hiện thủ tục check-in, check-out.

– Giao chìa khóa phòng, dẫn khách lên phòng.

– Nghiệp vụ đổi tiền tệ cho khách.

– Cập nhật thông tin phòng, khai báo tạm trú.

– Tư vấn và bán dịch vụ.

– Giải đáp thắc mắc, giải quyết phàn nàn cho khách.

– Thực hiện thủ tục thanh toán.

Nghiệp vụ Buồng phòng

– Quy trình dọn buồng, thao tác dọn giường, trải ga giường, sắp xếp chăn gối, bố trí các vật dụng gọn gàng

– Chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị, máy móc làm phòng, giặt là

– Phân loại và cách sử dụng hóa chất để vệ sinh buồng, giặt là

– Xử lý tình trạng phòng treo biển “Không làm phiền”; khách muốn đổi phòng…

– Nghiệp vụ Lost & Found xử lý đồ thất lạc, đồ khách bỏ quên

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành là gì?″. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về việc download đơn ly hôn thuận tình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Tại sao những người lao động cần có nghiệp vụ chuyên ngành, chuyên môn?

Ngoài các yêu cầu về trình độc chuyên môn, yêu cầu về năng lực được các đơn vị tuyển dụng đưa ra thì yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn cũng là một yếu tố rất quan trọng được xem xét.
Những người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi thường có những lợi thế như sau:
– Có nghiệp vụ chuyên môn giỏi sẽ giúp cá nhân có thể hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất;
– Nghiệp vụ sẽ nâng cao trình độ và khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân.
– Có nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp mỗi cá nhân thành công hơn và dễ dàng hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Căn cứ xác định vị trí việc làm như thế nào?

Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
2- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
1- Danh mục vị trí việc làm;
2- Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
3- Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.