Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

30/08/2021
Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp
572
Views

Thực tế hiện nay, việc “ăn cắp”, “đạo, nhái” các kiểu dáng công nghiệp giữa các cá nhân, tổ chức; để cạnh tranh không lành mạnh với nhau diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp được đề cao để đảm bảo quyền lợi? Do đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019

Nội dung tư vấn

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm; thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự két hợp của các yếu tố đó.

Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm; tái tạo bằng phuơng pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp. Nếu không có yếu tố này thì không phải là kiểu dáng công nghiệp; mà là sự sáng tạo nghệ thuật (thuộc quyền tác giả).

Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp là khả năng có thể dùng làm mẫu; để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài giống hệt nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận; thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp (bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục sở hữu trí tuệ. Vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh khi có bằng độc quyền và đang trong thời hạn bảo hộ; chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng, chuyển giao; mà không sợ bất kỳ các nhân, tổ chức nào “ăn cắp”; “đạo nhái” kiểu dang công nghiệp của mình.

Như vậy, chỉ khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới có thể bù đắp được chi phí về vật chất, trí tuệ; được hưởng những lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Những cá nhân, tổ chức sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tác giả: người, những người trực tiếp tạo ra KDCN. Bằng chính công sức lao động sáng tạo của mình). Và tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất của chính bản thân mình để tạo ra KDCN
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu không có các thỏa thuận khác.
  • Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Nhằm kể thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật. Kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. Như vậy, đôi khi người sáng tạo ra KDCN lại không phải là người có quyền đăng ký KDCN. Các đối tượng thuộc một trong các trường hợp trên; có quyền để tiến hành nộp đơn đến CQNN có thẩm quyền. Mục đích nhằm yêu cầu bảo hộ KDCN.
  • Nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra. Hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký. Và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?

Sau khi bạn nộp hồ sơ thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn; nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bạn.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ logo?

Việc đăng ký bảo hộ logo sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những hành vi vi phạm bản quyền logo; bảo vệ được những quyền lợi thiết thực nếu có tranh chấp xảy ra. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bạn tố cáo bên xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định thì sẽ được bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn tối đa 02 lần. Một kiểu dáng sẽ được bảo hộ độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp khi hết hạn). Sau đó, khi hết thời hạn bảo hộ; thì người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu kiểu dáng.

Các loại kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam là gì?

Bao gồm: Kiểu dáng công nghiệp là nhãn hàng hóa, bộ nhãn hàng hóa của sản phẩm bao gồm các yếu tố hình khối, đường nét được thể hiện hoặc kết hợp trên nhãn của sản phẩm.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét hoặc kết hợp các yếu tố này.

Hi vọng bài viết “Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; hãy liên hệ với số hotline: 0833.102.102.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận