Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?

14/12/2022
Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?
195
Views

Xin chào Luật sư. Hiện tại tình hình kinh doanh của tôi đang gặp nhiều khó khăn nên tôi muốn vay thế chấp ngân hàng để xoay vốn. Tôi có đang sỏ hữu hợp pháp tài sản gồm nhà và một thửa đất ở quê, thửa đất này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tôi có thắc rằng tôi có tài sản như vậy thì có thể vay thế chấp ngân hàng được hay không? Cần đáo ứng những điều kiện gì để được vay thế chấp? Và vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất hiện nay? Mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhà và đất có thể làm thủ tục vay thế chấp hay không?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

“Điều 4. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất;

c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất;

d) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

đ) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?
Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?

e) Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật;

g) Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký;

h) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp;

i) Xóa đăng ký thế chấp.”

Như vậy, theo như quy định nêu trên thì căn nhà và thửa đất đều thuộc đối tượng để làm thủ tục vay thế chấp.

Điều kiện nào để nhà và đất được vay thế chấp?

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

“Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải có điều kiện sau:

“Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở

1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.”

Như vậy, theo quy định nêu trên đất, nhà ở được dùng để thế chấp cần đáp ứng các điều kiện:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

– Đất đai, nhà ở không thuộc diện tranh chấp, khiếu nại hoặc khiếu kiện về quyền sở hữu.

– Đất, nhà ở không thuộc diện bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Đất, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ theo thông báo từ cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy nếu đất, và nhà ở của bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn có thể mang ra làm thủ tục vay thế chấp.

Hồ sơ và thủ tục vay thế chấp đối với nhà và đất được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

“Điều 39. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:

1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);

4. Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:

a) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình (01 bản sao không có chứng thực);

b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác (01 bản sao không có chứng thực);

5. Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

6. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:

a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.”

Tóm lại, hồ sơ thủ tục vay thế chấp bạn cần chuẩn bị là 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTC (01 bản chính).

– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng hoặc chứng thực (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

– Bản chính Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng).

– Giấy tờ chứng minh trong những trường hợp sau:

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết

Thời gian giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?

Dưới đây Luật sư 247 chia sẻ đến bạn là danh sách các ngân hàng hỗ trợ vay thế chấp sổ đỏ lãi suất tốt nhất hiện nay:

  • Lãi suất  BIDV: 11%/năm
  • Lãi suất Agribank: 7,5%/năm
  • Lãi suất Techcombank: 6,7%/năm
  • Lãi suất Vietcombank: 7,7%/năm
  • Lãi suất VPBank: 9,6%/năm
  • Lãi suất HDBank: 10,5%/năm
  • Lãi suất Vietinbank: 7,5%/năm
  • Lãi suất Ngân hàng chính sách: 3%/năm
  • Lãi suất Sacombank: 7.5%/năm
  • Lãi suất ACB: 9,8%/năm

Bạn hãy cân nhắc và dựa theo nhu cầu tài chính của mình để lựa chọn được ngân hàng có lãi suất vay tốt nhất nhé.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất?” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục làm sổ đỏ hay tìm hiểu về dịch vụ nhận làm sổ đỏ của chúng tôi… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Thế chấp tài sản được hiểu là như thế nào?

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ gì?

Theo Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận thế chấp có các nghĩa vụ sau:
– Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Bên nhận thế chấp có những quyền gì?

Bên cạnh các nghĩa vụ, Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của bên nhận thế chấp như sau:
– Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
– Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
– Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
– Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.