Lời khai bằng miệng gọi là gì? Quy định lấy lời khai trong tố tụng hình sự

14/12/2022
Lời khai bằng miệng gọi là gì? Quy định lấy lời khai trong tố tụng hình sự
314
Views

Trên thực tế hiện nay để điều tra một vụ án thì cơ quan chức năng sẽ cần rất nhiều nguồn chứng cứ để xác minh tính đúng sai của vụ án đó, từ đó tìm ra thủ phạm phạm tội. Trong số đó không thể không kế đến lời khai của các nhân chứng. Việc thu thập lời khai của bị can, bị cáo hay của người bị hại và những người có liên quan khác đến tình tiết của vụ án sẽ giúp việc điều tra diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính khách quan. Vậy quy định về nguồn của chứng cứ là bao gồm những nguồn nào? Lời khai bằng miệng gọi là gì? Và quy định lấy lời khai trong tố tụng hình sự ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Lời khai bằng miệng gọi là gì?

Lời khai chính là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giam, tạm giữ, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã chứng kiến sự việc theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án hình sự.

Việc thu thập lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại hoặc những người có liên quan khác đến tình tiết vụ án sẽ giúp cho quá trình điều tra diễn ra một cách đúng đắn, đảm bảo tính khách quan.

Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày về những tình tiết, diễn biến vụ án, do đó lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu nó phù hợp với những chứng cứ khác đã thu thập được trong vụ án.

Lời khai của người bị hại là việc trình bày lại tình tiết vụ án, mối quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giam, tạm giữ. Và theo nguyên tắc, những lời khai này sẽ được coi là chứng cứ nếu khi họ trình bày được rõ lý do vì sao mình biết được tình tiết đó.

Lời khai của người bị bắt bị tạm giữ là những lời trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội.

Lời khai của người làm chứng là lời trình bày về những gì họ đã chứng kiến, hoặc đã biết về vụ án, nhân thân của bị can, bị cáo, người bị hại, mối quan hệ giữa những người này.

Lời khai của của bị can, bị cáo là sự trình bày bằng miệng của của bị can, bị cáo về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Lời khai của của bị can, bị cáo là nguồn chứng cứ mang tính chất đặc biệt, được quy định bởi địa vị pháp lý của họ trong tố tụng hình sự: i) Bị can, bị cáo là người biết rõ hơn ai hết mình cố thực hiện tội phạm hay không và nếu cố thực hiện tội phạm, biết rõ về động cơ, mục đích thực hiện tội phạm và những tình tiết khác có liên quan; ii) số phận của bị can, bị cáo phụ thuộc trực tiếp vào kết quả giải quyết vụ án, bởi lẽ, trong trường hợp bị tòa án tuyên có tội, họ có thể bị áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp hình sự khác.

Lời khai có phải là chứng cứ hay không?

Thứ nhất, nguồn chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 gồm:
“Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác“.

Như vậy, thì lời khai là một nguồn đề thu thập chứng cứ, và nội dung của lời khai chính là chứng cứ. Và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự thì lời khai không phải chứng cứ mà nội dung của lời khai mới là chứng cứ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào lời khai của người làm chứng cũng có giá trị được xem là chứng cứ. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 91. Lời khai của người làm chứng

1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.“

Lời khai bằng miệng gọi là gì?
Lời khai bằng miệng gọi là gì?

Trên thực tế, người làm chứng có thể trực tiếp chứng kiến vụ án, trực tiếp biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án mà không thông qua một khâu trung gian nào hoặc họ có thể được nghe người khác kể lại. Thông qua việc xác định nguồn gốc của những lời khai này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập thêm chứng cứ, kiểm tra, đánh gia chứng cứ một cách hợp lý. Thông thường, lời khai của người làm chứng có tính trung thực, khách quan cao, có ý nghĩa lớn trong việc xác định sự thật của vụ án.

Tuy nhiên, nếu tất cả những tình tiết do người làm chứng trình bày đều được dùng làm chứng cứ mà không cần xem xét đến việc người làm chứng biết được những tình tiết đó bằng cách nào thì lời khai thu thập được không đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ.

Lời khai của người làm chứng trong trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo được tính xác thực của chứng cứ. Bởi lẽ, có những trường hợp người làm chứng khai báo thông tin không đúng sự thật: có thể trên thực tế có những tình tiết như người làm chứng khai báo nhưng đã bị bóp méo theo ý chí chủ quan của người làm chứng hoặc không hề có tình tiết đó nhưng người làm chứng đã cố tình xuyên tạc hay làm giả để vu khống hoặc có thể là bao che cho người đã thực hiện hành vi phạm tội. Trên thực tế, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: khả năng tiếp nhận thông tin của người làm chứng, mối quan hệ giữa người làm chứng với người phạm tội hoặc người bị hại,… mà lời khai của họ có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án thiếu tính chính xác, khách quan nếu họ không nói rõ được vì sao họ biết được những tình tiết đó.

Theo đó, khi lấy lời khai của người làm chứng, việc xác minh lý do họ biết được tình tiết đó có thể được coi là một điều bắt buộc trong quá trình cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

Như vậy, đối với trường hợp người làm chứng trình bày về những điều họ biết liên quan đến vụ án nhưng bản thân họ không xác định và trình bày được rõ ràng nguồn gốc vì sao họ biết đến những tình tiết đó thì lời khai của họ không được xem là chứng cứ.

Quy định về lấy lời khai trong tố tụng hình sự

Việc lấy lời khai phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cấm các hành vi lấy lời khai của bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác vào ban đêm.

Trừ một số trường hợp cấp thiết, không thể trì hoãn chờ trời sáng được, nhưng phải được ghi nhận rõ ràng vào biên bản.

Trước khi tiến hành lấy lời khai thì điều tra viên phải có giấy triệu tập và gửi cho người làm chứng. Giấy triệu tập phải có các nội dung như họ tên, chỗ ở hiện tại của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, nếu vắng mặt thì ghi nhận lý do chính đáng.

Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc gửi thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó đang có mặt.

Trong các trường hợp lấy lời khai khi bắt giữ khẩn cấp thì cần đảm bảo:

– Cơ quan điều tra phải thông báo trước thời gian, địa điểm, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ.

+ Nếu người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có thể bị tạm giam, tạm giữ khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt giữ nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khi ra lệnh bắt giam thì phải thông báo cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

+ Việc lấy lời khai sẽ được tiến hành tại nơi điều tra hoặc tại nơi ở của người đó, đảm bảo bố trí phòng hỏi cung phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi

– Việc hỏi cung tuyệt đối phải diễn ra minh bạch, không bạo lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

+ Tuyệt đối không hỏi cung vào ban đêm, trừ một số trường hợp cấp thiết theo luật quy định. Nghiêm cấm điều tra viên, Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can.

+ Nghiêm cấm hành vi Điều tra viên, Kiểm sát viên tự mình thay đổi hoặc thêm bớt nội dung lời khai, nếu có sự thay đổi thì phải xác nhận vào từng trang.

+ Khi diễn ra việc hỏi cung thì cần có sự tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can, đồng thời phải giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của họ. Sau khi kết thúc thì tất cả người tham gia đều phải ký xác nhận vào biên bản hỏi cung.

– Người bào chữa, người đại diện hợp pháp có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý.

– Hạn chế tố đa số lần lấy lời khai của người chưa thành niên. Thời gian lấy lời khai của người chưa thành niên sẽ không quá hai lần trên 1 ngày và mỗi lần không được pháp diễn ra quá 2 giờ đồng hồ, trừ trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp đã được Bộ luật quy định.

– Cơ quan điều tra hạn chế đối đa việc tiến hành đối chất, đặc biệt đối với tường hợp người bị hại là trẻ em, đảm bảo không làm tổn thương đến tâm lý, tinh thần của họ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết Luật sư 247 tư vấn về “Lời khai bằng miệng gọi là gì? Quy định lấy lời khai trong tố tụng hình sự” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luật sư 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục ly hôn hay tìm hiểu về giá thủ tục ly hôn hiện nay… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư 247 tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp:

Người làm chứng có những quyền gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng có các quyền sau:
Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng để họ hiểu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng.
Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
Khi tham gia tố tụng, để cung cấp nguồn chứng cứ hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án người làm chứng và người thân thích của họ có thể bị uy hiếp, đe dọa, trả thù. Vì vậy, họ được quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ, từ đó giúp họ làm tốt nhiệm vụ làm chứng của mình khi tham gia tố tụng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
Khi người làm chứng cho rằng các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người làm chứng được quyền khiếu nại.
Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Khi nào lời khai không được coi là chứng cứ để buộc tội?

Trường hợp người làm chứng trình bày về những điều họ biết liên quan đến vụ án nhưng bản thân họ không xác định và trình bày được rõ ràng nguồn gốc vì sao họ biết đến những tình tiết đó thì lời khai của họ không được xem là chứng cứ.

Bị can, bị cáo có được thay đổi lời khai hay không?

Câu trả lời là Có. Theo Điều 184 BLTTHS 2015 quy định việc sửa chữa, bổ sung lời khai trong biên bản phải được tiến hành trước khi kết thúc buổi hỏi hỏi cung. Điều tra viên và bị can phải ký xác nhận vào vị trí được sửa chữa, bổ sung đó. Ngoài ra, bị cáo có cũng quyền thay đổi lời khai tại phiên xét xử ở Tòa án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.