Thế chấp sổ đỏ khi vay ngân hàng là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người vay đối với ngân hàng thông qua sự thỏa thuận của các bên và phải tuân theo đúng với quy định của pháp luật. Sổ đỏ mang đi thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người vay và khi thế chấp thì ngân hàng chỉ giữ sổ đỏ chứ không giữ đất, vì vậy trong thời gian thế chấp thì người đi vay vẫn tiếp tục được sử dụng đất. Vay thế chấp sổ đỏ không chỉ có ở các ngân hàng thương mại mà còn bao gồm cả ngân hàng Chính sách xã hội. So với ngân hàng thương mại thì khi thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng Chính sách xã hội, người vay sẽ chịu khoản lãi suất thấp hơn. Vậy những đối tượng nào sẽ được vay thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng Chính sách xã hội? Điều kiện để vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Căn cứ pháp lý
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
- Luật đất đai năm 2013
Nội dung tư vấn
Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp:
- Bộ máy quản trị gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.
- Bộ máy điều hành tác nghiệp gồm: Hội sở chính ở Trung ương; Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh và 625 Phòng giao dịch cấp huyện.
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng chính sách xã hội như thế nào?
Vay vốn ngân hàng Chính sách thế chấp sổ đỏ là hình thức vay vốn mà khách hàng sẽ dùng sổ đỏ để làm tài sản đảm bảo khi đăng ký vay và hạn mức duyệt vay sẽ dựa trên giá trị của tài sản thế chấp, phương án sử dụng vốn và thu nhập của khách hàng.
Để hồ sơ vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ được nhanh chóng thẩm định và giải ngân, khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các tài liệu như sau:
- Giấy đề nghị vay vốn kèm phương án sử dụng vốn vay (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp)
- Có CMND/CCCD còn hiệu lực, có thông tin đầy đủ, hình ảnh rõ, không mờ, mất góc; nếu không có thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH
- Biên bản họp Tổ tiết kiệm và vay vốn
- Khế ước nhận nợ kiêm cam kết bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (mẫu số 05/TD). Khế ước nhận nợ kiêm cam kết bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay bổ sung
- Hộ khẩu và các giấy tờ bổ sung liên quan.
- Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền tài sản mang đi thế chấp như: sổ đỏ, sổ hồng…
- Giấy tờ chứng minh thu nhập để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.
- Phương án khách hàng muốn vay vốn, phương án trả nợ cho ngân hàng Chính sách xã hội.
- Những giấy tờ, hồ sơ khác chứng minh là đối tượng được vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.
Quy trình vay vốn được thực hiện như sau:
– Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ vay thế chấp ngân hàng Chính sách với đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết đã nêu trên.
– Bước 2: Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ đăng ký vay vốn của khách hàng sẽ tiến hàng việc kiểm tra thông tin, lịch sử tín dụng và thẩm định tài sản.
– Bước 3: Dựa trên những phân tích, ngân hàng Chính sách xã hội sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn và đưa ra hạn mức vay thích hợp.
– Bước 4: Khách hàng và ngân hàng Chính sách xã hội ký hợp đồng và giải ngân khoản vay.
Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Chính sách xã hội
Điều kiện để khách hàng có thể vay vốn thế chấp ngân hàng Chính sách hay vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng chính sách xã hội như sau:
– Điều kiện về đối tượng được vay:
- Hộ nghèo: là những hộ được xác định theo chuẩn nghèo của Chính phủ từng thời kỳ.
- Người lao động là người dân tộc thiểu số
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Là học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề.
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Điều kiện về người đi vay:
- Khách hàng có độ tuổi từ 25-65 tuổi, là công dân mang quốc tịch Việt Nam.
- Đang sinh sống và hộ khẩu trong phạm vi mà ngân hàng chính sách xã hội đang hoạt động.
- Nằm trong danh sách những đối tượng được vay vốn theo quy định của chính phủ như: hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, học sinh – sinh viên khó khăn,…;
- Có mục đích vay vốn tại ngân hàng chính xã hội hợp pháp, phương án vay và khả năng trả khoản vay rõ ràng;
- Có tài sản dùng thế chấp hợp pháp theo đúng quy định.
- Có các giấy tờ pháp lý cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực;
- Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;
– Điều kiện về sổ đỏ mang đi thế chấp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư 247 tư vấn về “Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Chính sách xã hội”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về chia nhà đất sau ly hôn của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân có công chứng
- Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi, giá trị của tài sản mang đi thế chấp do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
Theo quy định llãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III:
+ Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992.
+ Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.