Vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không?

27/12/2022
Vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không?
394
Views

Do đang gặp khó khăn về mặt tài chính nên tôi muốn vay thế chấp ngân hàng một khoản tiền để xoay xở vấn đề tài chính này. Tuy nhiên, tôi đang có ý định mua mảnh đất này chứ chưa thống nhất mua hay thoả thuận về giá cả, vậy tôi có thắc mắc rằng có thể vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không? Nếu được, thủ tục vay thế chấp bằng đất định mua ra sao? Tôi sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhà và đất có thể làm thủ tục vay thế chấp hay không?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

“Điều 4. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất;

c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất;

d) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

đ) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

e) Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật;

g) Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký;

h) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp;

i) Xóa đăng ký thế chấp.”

Như vậy, theo như quy định trên thì căn nhà và thửa đất đều thuộc đối tượng để làm thủ tục vay thế chấp.

Điều kiện nào để nhà và đất được vay thế chấp?

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

“Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

Vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không?
Vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không?

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải có điều kiện sau:

“Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở

1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.”

Như vậy, đất, nhà ở được dùng để thế chấp cần đáp ứng các điều kiện:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

– Đất đai, nhà ở không thuộc diện tranh chấp, khiếu nại hoặc khiếu kiện về quyền sở hữu.

– Đất, nhà ở không thuộc diện bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Đất, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ theo thông báo từ cơ quan có thẩm quyền.

Vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không?

Vay thế chấp mua nhà bằng chính nhà mua là hình thức sử dụng ngôi nhà định mua làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Đây là hình thức vay được nhiều khách hàng lựa chọn khi vay mua nhà thế chấp ngân hàng hiện nay. 

Ngân hàng sẽ thẩm định giá trị ngôi nhà và thu nhập của người vay để xét duyệt hồ sơ. Thông thường ngân hàng sẽ cho vay với hạn mức lên đến 70 – 90% giá trị căn nhà, với thời gian vay từ 15 – 35 năm.

Nếu thế chấp bằng nhà dự định mua thường có 2 hướng:

Nếu mua nhà của dân: Tài sản phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ/sổ hồng).

Ngân hàng sẽ làm cam kết 3 bên bao gồm: Người bán, người mua và ngân hàng để giải ngân cho người bán hay người mua. Sau khi có quyết định giải ngân, thường là người bán, thì ngân hàng sẽ mở tài khoản cho người bán tại ngân hàng (nếu chưa có) và giải ngân số tiền còn lại cho những tài khoản bị đóng lại. Sau khi hoàn tất các giấy tờ chuyển nhượng thì ngân hàng sẽ mở tài khoản để người bán nhận tiền.

Nếu mua nhà chung cư: Với trường hợp này có thể thế chấp hợp đồng mua bán căn hộ/chung cư tại ngân hàng có liên kết hợp tác với dự án.

Điều kiện vay thế chấp bằng đất định mua

Để vay thế chấp bằng miếng đất định mua bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều (người đi làm hưởng lương, chủ hộ kinh doanh cá thể và chủ doanh nghiệp).
  • Có độ tuổi từ 18 – 55 (Nữ) và 65 (Nam) đối với người vay tính đến hết thời hạn vay.
  • Có hộ khẩu/sổ tạm trú dài hạn hoặc giấy đăng ký tạm trú tại nơi vay vốn.
  • Có thu nhập đảm bảo được khoản vay tối thiểu 10 triệu đồng trở lên và chứng minh được (đối với chủ hộ kinh doanh/chủ doanh nghiệp phải có giấy đăng ký kinh doanh tối thiểu 12 tháng trở lên).
  • Lịch sử tín dụng tốt. Không có nợ xấu tại bất kỳ tổ chức nào.
  • Vốn tự có tối thiểu 30% nhu cầu vốn

Thủ tục vay thế chấp bằng nhà đất định mua

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện vay thế chấp bằng nhà định mua thi bạn cần chuẩn bị thủ tục hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • CMND của người vay và đồng trả nợ (vợ/chồng) hoặc bên bảo lãnh (nếu có): CMND không quá 15 năm kể từ ngày cấp.
  • Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú.
  • Giấy xác nhận độc thân/giấy đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập (đối với người làm công ăn lương).
  • Hợp đồng lao động/quyết định công tác hoặc thư xác nhận bản gốc từ người sử dụng lao động.
  • Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương (phiếu nhận lương) 3 tháng gần nhất (6 tháng đối với người có thu nhập từ hoa hồng bán hàng/nhân viên kinh doanh).
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác như: Nhà cho thuê/xe cho thuê ổn định trong vòng 6 tháng gần đây (sổ đỏ nhà cho thuê/giấy tờ xe mang tên người vay + biên nhận tiền cho thuê…).
  • Các nguồn thu nhập từ mua bán chứng khoán, cổ phiếu không được chấp nhận.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập với chủ doanh nghiệp.
  • Đăng ký kinh doanh & giấy chứng nhận mã số thuế được 6 – 12 tháng trở lên.
  • Báo cáo tài chính của năm trước.
  • Bảng kê khai thuế VAT 6 tháng gần nhất (tờ tổng hợp và các tờ khai chi tiết) có dấu chứng nhận của cơ quan thuế. “Trong trường hợp khách hàng nộp thuế qua mạng thì chỉ cần copy những giấy tờ trên và gửi bản mềm”.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập với chủ hộ kinh doanh cá thể.
  • Đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận mã số thuế được 6 – 12 tháng trở lên.
  • Sổ sách ghi chép bán hàng
  • Hóa đơn bán lẻ (nếu có)
  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất/hoặc hợp đồng mua bán căn hộ/chung cư.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Vay thế chấp bằng miếng đất định mua được hay không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm nào có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng?

Thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng, theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 là khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp.

Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn như thế nào?

Người sử dụng đất khi thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn được lựa chọn phạm vi thế chấp như sau:
– Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, khi thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.
– Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất: Trường hợp này có hai cách xử lý tài sản thế chấp. Nếu người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản là gì?

Căn cứ điều 322 bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định như sau:
Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.