Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục?

26/09/2022
Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục?
279
Views

Giáo dục là cơ sở để tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao, tìm kiếm nhân tài và tạo điều kiện để phát huy hết khả năng của họ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục? Bài viết này Luật sư 247 xin giới thiệu chủ đề này.

Căn cứ pháp lý

Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục?

Căn cứ khoản 6 điều 99 Luật Giáo dục 2019 cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục được quy định như sau:

– Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập;

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học do địa phương quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

– Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

Các mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục?

Căn cứ khoản 1 điều 110 Luật Giáo dục 2019 Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:

– Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;

– Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;

– Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;

– Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn quan tâm.

Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục?
Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục?

Đối tượng và nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 110 Luật Giáo dục 2019 thì:

Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
  • Trung thực, công khai, minh bạch;
  • Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.

Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

  • Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
  • Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục lớp mẫu giáo độc lập trở lại gồm những gì?

Căn cứ điều 13 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập như sau:

1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10 của Nghị định này;

b) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế. Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định đình chỉ cần ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục, biện pháp khắc phục và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Sau thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu tổ chức, cá nhân đã khắc phục được các vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;

c) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:

– Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

– Biên bản kiểm tra.

d) Trình tự cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Vấn đề cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp nào?

Tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP về đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học, cụ thể như sau:
1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định này và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp những trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục?

 Căn cứ Điều 50 Luật Giáo dục 2019 về đình chỉ hoạt động giáo dục có nội dung như sau:
1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.

Hiệu trưởng trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Căn cứ Điều 56 Luật Giáo dục 2019 quy định về hiệu trưởng, cụ thể như sau:
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.
Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.