Theo quy định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân sẽ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật tố tụng hành chính quy định nhằm đảm bảo hoạt động tố tụng được thực hiện một cách ổn định, hiệu quả nhất. Hiện nay, pháp luật quy định về các giai đoạn của tố tụng hành chính như thế nào và vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hành chính là gì là vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm tới. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của công chức, cán bộ thuộc những cơ quan này.
Các giai đoạn của tố tụng hành chính
Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính:
Khi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tháy rằng quyết định, hành vi hành chính cũ thể nào đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà hành chính giải quyết. Trước khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan hành chính mà họ mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền.
Sau khi nhận được đơn kiện, Toà hành chính phải xem xét nếu xét thấy không tuộc trường hợp trả lại đơn thì Toà án thụ lý vụ việc kiện theo thẩm quyền.
Chuẩn bị xét xử:
Trong giai đoạn này, Toà hành chính thực hiện các công việc chuẩn bị, như yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, ….khi xét thấy cần thiết Toà có thể thu thập chứng cứ, xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định … sau khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ, Toà hành chính phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án.
Xét xử sơ thẩm:
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử vụ án hành chính gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.
Phiên toà có sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà Toà hành chính xét thấy cần có mặt hay không. Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cũng được pháp lệnh quy định tại Điều 18.
Về thủ tục phiên toà, pháp lệnh cũng quy định giống như thủ tục bắt đầu phiên toà xét xử vụ án dân sự hoặc vụ án kinh tế.
Các quyết định của Hội đồng xét xử phải do các thành viên của hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm
Để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, trong tố tụng hành chính có quy định về quyền kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hành chính. Giai đoạn này có nhiệm vụ sửa chữa những sai lầm và vi phạm của toà án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.
Tính chất của việc xét lại bản án và quyết định theo thủ tục phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án sơ thẩm và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án.
Về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm cũng tương tự như trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên do tính chất của giai đoạn này, cho nên phiên toà phúc thầm có những đặc thù so với phiên toà sơ thẩm.
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán. Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng tương tự như khi xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động ….
Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hành chính
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xử lý đơn khởi kiện.
2. Lập hồ sơ vụ án hành chính.
3. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết.
6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
8. Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.
9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
10. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
11. Chủ tọa hoặc tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
12. Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật.
13. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
14. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả?
- Công chức có được góp vốn lập văn phòng công chứng không?
- Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hành chính như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ thám tử của chúng tôi… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ vào Điều 49 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì Chánh án Tòa án sẽ là người có thẩm quyền quyết định thay đổi thẩm phán tiến hành tố tụng vụ án hành chính.
Căn cứ vào Điều 48 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Để trở thành thẩm phán sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp, trước tiên ứng viên phải vượt qua kì thi tuyển tương ứng do Hội đồng thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán cao cấp 1 tổ chức. Sau khi đỗ kì thi này, ứng viên có thể được Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia chọn để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán tương ứng. Chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm nếu đồng ý với đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.