Ủy quyền là gì? Các hình thức ủy quyền theo quy định?

08/10/2022
Ủy quyền là gì? Các hình thức ủy quyền theo quy định?
410
Views

Ủy quyền là một khái niệm không xa lạ với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nội hàm của ủy quyền và các quy định của pháp luật hiện nay về ủy quyền. Vậy ủy quyền là gì? Các hình thức ủy quyền theo quy định như thế nào? Để có câu trả lời, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Các hình thức ủy quyền theo quy định hiện nay

Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Thời hạn ủy quyền là bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;

– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:

– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại, nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng. Nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền

Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền
Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền

– Khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.

– Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:

+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết. Người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

+ Người đại diện không còn đủ điều kiện phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;

+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Một số trường hợp không được ủy quyền

Theo quy định của pháp luật những trường hợp sau không được ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014)
  • Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện. (Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Công chứng di chúc của mình (Điều 56 Luật Công chứng 2014).
  • Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN)
  • Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền. (Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. (Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) v.v

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Ủy quyền là gì? Các hình thức ủy quyền theo quy định?. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho mọi người. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư, giấy phép môi trường hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh,… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm hợp đồng uỷ quyền là gì?

– Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ:
Bên uỷ quyền có quyền yêu câu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền.
Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.
– Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù:
Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù. 

Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền

– Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất. Và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
(Khoản 2 Điều 144 BLDS 2015)

Hợp đồng ủy quyền khác gì giấy ủy quyền

– Giấy uỷ quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền;
– Hợp đồng uỷ quyền: Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Như vậy, đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết. Với giấy ủy quyền, yêu cầu này là không bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.