Tuyên truyền PCCC hộ gia đình theo quy định mới

29/12/2022
Tuyên truyền PCCC hộ gia đình theo quy định mới
613
Views

Trong thời điểm hiện nay có rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra nên công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày. Khi người dân thực hiện tốt công tác PCCC thì học đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, hạnh phúc, giữ được bình yên cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều lúc chỉ cần lơ là, bất cẩn một chút là có thể để xảy ra cháy. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền đến người dân nhưng vẫn còn một số nơi, đơn vị và những cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không còn được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tuyên truyền PCCC hộ gia đình” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng hộ gia đình

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định công tác phòng cháy và chữa cháy đối với từng hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện an toàn cụ thể như sau:

“Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”

Có thể thấy, đối với khu dân cư và từng hộ gia đình, yêu cầu về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy được quy định khác nhau, tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể.

Tuyên truyền PCCC hộ gia đình

Tuyên truyền PCCC hộ gia đình theo quy định mới
Tuyên truyền PCCC hộ gia đình theo quy định mới

Kiểm tra nơi để đồ dùng, hàng hóa và các vật liệu khác có khả năng cháy được, nơi để các loại hàng hóa và đồ dùng dễ cháy phải cách xa nơi đun nấu và các nguồn nhiệt khác.

Kiểm tra hệ thống điện, khắc phục các hỏng hóc có nguy cơ dẫn đến chạm chập mạch điện. Các dây dẫn vỏ cách điện bị lão hóa, rạn nứt phải được thay thế; các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải đảm bảo an toàn.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp gas, thay mới các ống dẫn gas đã bị rạn nứt, hư hỏng.

Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi thờ cúng, khoảng cách từ ngọn hương đèn phải cách trần tối thiểu là 0,5m; khi thắp hương, đèn phải có người trông coi.

Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Không dự trữ xăng, dầu, cồn trong nhà khi không cần thiết.

Có thể tự trang bị bình chữa cháy gia đình và biết cách sử dụng, đảm bảo chữa cháy tốt, hiệu quả khi xảy ra sự cố.

Khi nghỉ làm việc phải tắt các nguồn điện, nguồn nhiệt đồng thời kiểm tra các yếu tố khác có thể phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực do mình đảm nhiệm.

Tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, thay thế đường dây dẫn điện đã cũ, hỏng; lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu chì, dơ le, attomat … cho từng khu vực.

Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong khi di chuyển cần cúi thấp người (có thể bò khom), đặc biệt chú ý khi có trẻ em thoát nạn, cần sử dụng khăn, vải nhúng ướt bịt mũi hoặc trùm chăn ướt lên người trẻ nhỏ trong quá trình di chuyển thoát nạn để hạn chế khói khí độc xâm nhập vào đường hô hấp và bị bỏng do lửa gây ra;

Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số điện thoại 114, đồng thời  sử dụng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy ngay tại thời điểm ban đầu.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong PCCC tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 13 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong PCCC tại Việt Nam như sau:

“Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tuyên truyền PCCC hộ gia đình” hoặc các dịch vụ khác như là dịch vụ thám tử theo dõi ngoại tình …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy?

– Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
– Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy.
– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

Biện pháp cơ bản trong phòng cháy, chữa cháy?

– Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
– Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
– Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
– Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
– Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa chá

Mục tiêu của phòng cháy chữa cháy?

Mỗi tổ chức, cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ phó mặc trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Cụ thể, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của từng đối tượng như sau:
Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho người dân, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được tin báo cháy.
Đối với các cơ quan, tổ chức: Người quản lý phải có trách nhiệm đứng ra phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tổ chức, duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy nội bộ theo quy định pháp luật, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy, luôn đảm bảo ngân sách đủ đáp ứng cho công tác phòng cháy chữa cháy được vận hành hiệu quả nhất.
Đối với các hộ gia đình: Mỗi hộ dân cần nắm được phòng cháy chữa cháy là gì, có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà và phối hợp hiệu quả với các lực lượng phòng cháy chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.