Tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy có bị xử phạt?

10/03/2022
Tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy có bị xử phạt?
518
Views

Hiện nay rất nhiều người sau khi mua xe đã tự mua thêm các bộ phận để lắp ráp vào xe của mình. Một số thắc thì tháp yếm xe, thay bô hoặc gỡ một phần khung xe. Tuy nhiên việc tự ý thay đổi kết cấu xe như vậy có được cho phép. Tự ý thay đổi kết cấu xe máy sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp nào được phép thay đổi kết cấu xe máy? Sau đây Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy có bị xử phạt?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới

Khoản 1, 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ôtô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó tất cả các loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật. Tùy loại xe mà sẽ phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường riêng do nhà nước quy định.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe gắn máy

Đối với xe máy phải đáp ứng các quy chuẩn quy định tại các tài liệu sau:

QCVN 04 : 2009/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô; xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;

– QCVN 28 : 2010/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy;

– QCVN 30 : 2010/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy;

– QCVN 35 : 2010/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

– QCVN 36 : 2010/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy;

– QCVN 37 : 2010/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ xe mô tô, xe gắn máy;

– QCVN 44 : 2012/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép;

– QCVN 46 : 2012/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy;

– QCVN 47 : 2012/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy;

– QCVN 67 : 2013/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải;

Tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy có bị xử phạt?

Theo quy định trên thì kết cấu kỹ thuật của xe phải đảm bảo yêu cầu an toàn và bảo vệ môi trường. Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu của xe do nhà sản xuất quy định. Do đó việc tự ý thay đổi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính.

Điểm a, c, j, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;

Như vậy, việc tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy trái quy định khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.

Muốn thay đổi màu sơn của xe thì cần làm thủ tục gì?

Đối với việc đổi màu sơn xe, nếu bạn muốn thì bạn nên làm thủ tục thay đổi màu sơn xe trước khi thay đổi màu sơn thực tế; và dán lại tem xe để tránh trường hợp bị xử phạt.

Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về các trường hợp phải tiến hành đăng ký xe việc đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trong đó trường hợp thay đổi màu sơn của xe phải tiến hành thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Về thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thực hiện như sau: 

Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA; giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe); hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe);

Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định; giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định; giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.

Khi làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe do thay đổi màu sơn, chủ xe phải mang xe đến kiểm tra.

Khi đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thì giữ nguyên biển số. Trường hợp xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì đổi sang biển 5 số theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy có bị xử phạt?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi thì có quyền điều khiển xe máy trên 50 cm3?

Công dân từ đủ 18 tuổi phải đăng kí và tham gia kì thi bằng lái xe, khi có bằng rồi thì có thể điều khiển xe máy trên 50 cm3.

Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Có bạn nhé. Vì tốc độ của xe đạp điện cũng tương đương xe máy nên chúng ta phải đội mũ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đi xe máy được phép chở bao nhiêu người?

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.