Chào Luật sư, tôi muốn thực hiện bảo hộ nhãn hiệu cho công ty của mình. Tuy nhiên hiện tại có quá nhiều công ty tư vấn bảo hộ nhãn hiệu thiếu uy tín nên tôi chưa tin tưởng? Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu. Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 gồm những gói nào? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay ra sao? Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào? Mẫu đơn đăng kỹ bảo hộ nhãn hiệu gồm những nội dung nào? dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật sư 247 có gì nổi bật? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Nhãn hiệu là tài sản vô hình của cá nhân và những doanh nghiệp. Chính vì vậy để khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thì cần phải đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
- Thông tư 120/2021/TT-BTC được ban hành ngày 24/12/2021
Nhãn hiệu là gì?
– Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Để tiết kiệm thời gian và công việc diễn ra suông sẻ, quý khách có thể liên hệ để được tư vấn bảo hộ nhãn hiệu qua hotline của Luật sư 247 bên dưới bài viết.
Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định thế nào?
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu rất quan trọng trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Để được tư vấn bảo hộ nhãn hiệu chi tiết, hãy cùng tìm hiểu vì sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhé.
Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
– Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay thế nào?
Việc tư vấn bảo hộ nhãn hiệu, trong đó có quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được Luật sư 247 hướng dẫn chi tiết để khách hàng có thể nắm rõ hơn, gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tra cứu sự trùng lặp của nhãn hiệu cần bảo hộ
Tra cứu xem có trùng lặp nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả đơn hợp lệ hình thức hay không
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
- Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.
- Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu hiện nay như thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Bước 3: Công bố hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ
Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
Thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.