Hình phạt tử hình là án phạt rất nặng; và chỉ xảy ra đối với trường hợp xâm hại nghiệm trọng tới lợi ích xã hội. Trước đây, tử hình được thực hiện dưới hình thức khác nhau; nhưng ngày nay thì hình thức được quy định duy nhất là tiêm thuốc độc. Vậy, tử tù còn sống sau tiêm thuốc độc có được tạm dừng thi hành án? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành án hình sự 2019;
Nghị định 43/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Quy định về loại thuốc sử dụng trong thi hành án tử hình
Theo nghị định 43/2020/NĐ-CP về quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc; các loại thước được dùng trong thi hành án hình sự tử hình bao gồm:
- Thuốc làm mất tri giác;
- Thuốc làm liệt hệ vận động;
- Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Cụ thể khoản 4 nghị định có quy định:
Điều 4. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc làm mất tri giác;
b) Thuốc làm liệt hệ vận động;
c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
Như vậy, có 03 loại thuốc được sử dùng trong thi hành án tử hình; 03 loại thuốc này sẽ lần lượt được tiêm vào cơ thể phạm nhân; khiến các cơ quan trong cơ thể phạm nhân ngừng hoạt động từ từ để hoàn thành thi hành án.
Tử tù còn sống sau tiêm thuốc độc có được tạm dừng thi hành án?
Quy trình thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc
Việc thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện qua 04 bước như sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Bước 04: Kiểm tra trạng thái người bị thi hành án tử hình xem đã chết chưa sau 10 phút tiêm. Nếu đã chết, thi hành án hoàn thành. Nếu chưa chết, thực hiện tiêm liều dự phòng.
Tử tù còn sống sau tiêm hết các liều thuốc độc có được tạm dừng thi hành án?
Theo quy định hiện nay, việc thi hành án đối với tử tù được sử dụng 03 loại thuốc. Cơ quan thi hành án phải chuẩn bị 03 liều cho 03 loại thuốc trên (trong đó có 02 liều dự phòng); theo điểm a khoản 4 điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP.
Cũng theo nghị định này, sau khi tiêm đủ 03 loại thuốc của liều; cơ quan thi hành án cần kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút; người bị thi hành án tử hình chưa chết; cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng lần hai, lần ba; mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút.
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút; người bị thi hành án vẫn chưa chết; thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Như vậy, tử tù còn sống sau khi tiêm cả 03 liều thuốc độc thì sẽ được tạm hoãn thi hành án.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án tử hình được nhận tử thi, tro cốt về mai táng thì phải tự chịu chi phí và phải cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ thi hành án tử hình gồm: Giường nằm có các đai cố định tử tù; máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển; máy kiểm tra nhịp tim; màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án.