Quy định pháp luật về các trường hợp phát sinh thừa kế kế vị hiện nay

10/09/2021
Các điều kiện để trở thành người thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay
721
Views

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Trong thực tế vẫn xảy ra những vướng mắc; tranh chấp trong lĩnh vực thừa kế và quá trình giải quyết tại Tòa án cũng có những nhận thức, đánh giá chứng cứ khác nhau…

Quy định của pháp luật nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích của người thừa kế. Mặt khác, vẫn duy trì việc khai thác, sử dụng giá trị lợi ích mà di sản thừa kế đó mang lại cho con người khi chưa hoàn tất thủ tục hợp thức hóa quyền cho người thừa kế. Vậy thừa kế thế vị là gì? Các trường hợp phát sinh về thừa kế thế vị hiện nay được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Khái niệm liên quan

Thừa kế là gì?

Được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Tài sản để lại gọi là di sản.

Thừa kế gồm có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế; điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế thế vị là gì?

Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Theo đó, đây là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố; hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà; ( hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).

Những người TK thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống; được chia đều di sản đối với những người thừa kế khác.

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị bao gồm:

  • Con của người để lại di sản chết trước; hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước; hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị).
  • Những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng TK thứ nhất; và người thế vị luôn ở vị trí đời sau; tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà; hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà; hoặc các cụ.
  • Giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ
  • Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết; hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế; nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Khi còn sống, người cha; hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước; hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).
  • Bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

Trường hợp phát sinh thừa kế thế vị

Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại

Tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

“Nếu người con của người để lại di sản đã chết từ trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu của họ sẽ thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng phần di sản mà họ để lại.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về việc giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cũng đều được thừa hưởng di sản TK của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện. Điều này cho thấy, ngoài mối quan hệ huyết thống; con nuôi cũng là trường hợp được ghi nhận trong thừa kế thế vị nhằm đảm bảo quyền thừa kế cho họ.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã mở rộng thêm về việc áp dụng TKthế vị ngay cả trong trường hợp con riêng cũng có thể được hưởng TK theo thế vị; nếu giữa họ và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc; nuôi dưỡng với nhau như cha con hoặc mẹ con.

Chắt thế vị cho cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản thừa kế của cụ để lại

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015,;những người đứng hàng chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước; hoặc cùng thời điểm với người cụ này, cụ thể như sau:

  • Trường hợp ông; bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ đã để lại đi sản.
  • Trường hợp ông; bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với người cụ để lại di sản.

Người được thế vị không được thừa kế di sản do không đủ điều kiện theo quy định.  

Quy định của pháp luật hiện hành đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có quy định rõ ràng về những người không được quyền hưởng di sản thừa kế tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Người thuộc diện TK đã bị kết án do có một trong những hành vi xâm phạm đến sức khỏe hay tính mạng; nhân phẩm, danh dự; hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại di sản.
  • Không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
  • Vì mục đích hưởng phần di sản của người được TK khác mà có hành vi cố ý giết họ. 
  • Người này đã làm những việc lừa dối; ép buộc hay ngăn cản người để lại di chúc lập di chúc; hoặc vì mục đích chiếm di sản mà dùng các thủ đoạn như giả mạo, sửa chữa, hủy hoặc che dấu di chúc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quy định pháp luật về các trường hợp phát sinh thừa kế thế vị hiện nay“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102.

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh như thế nào?

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha, mẹ sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu mới được hưởng thừa kế thế vị.

Quy định về thời hiệu khởi kiện?

– Thời hiệu khởi kiện đối với những người có quyền thừa kế chỉ thực hiện được trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, từ thời điểm mở thừa kế.

Thế nào là thừa kế thế vị xét trên mối quan hệ huyết thống?

Đó là quan hệ cha con, mẹ con. Quan hệ cha con là quan hệ nhân thân không tách rời quan hệ nuôi dưỡng nhau theo quy định của pháp luật. Quyền thế vị của người cháu, người chắt của người để lại di sản dựa trên quan hệ huyết thống với người để lại di sản và quyền được thừa kế di sản của ông, bà khi cha, mẹ của cháu còn sống thì được hưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời