Tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?

31/08/2022
Tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?
476
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có rất nhiều trường hợp tại Việt Nam ghi nhận; sau khi bị CSGT tiến hành giam xe do vi phạm giao thông, nhiều người đã có ý đột nhập vào các trụ sở công an để lấy trộm lại xe của mình. Vậy câu hỏi đặt ta là theo quy định của pháp luật thì hành vi tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Khái niệm về tội phạm theo quy định của BLHS

Theo quy định Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về khái niệm tội phạm như sau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

– Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Các hình phạt có thể được áp dụng theo quy định của BLHS

– Hình phạt chính bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Cải tạo không giam giữ;
  • Trục xuất;
  • Tù có thời hạn;
  • Tù chung thân;
  • Tử hình.

– Hình phạt bổ sung bao gồm:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Cấm cư trú;
  • Quản chế;
  • Tước một số quyền công dân;
  • Tịch thu tài sản;
  • Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
  • Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

– Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?
Tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?

Tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

– Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thông qua quy định trên ta biết được rằng Tội trộm cấp tài sản chỉ cấu thành khi bạn có hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Trong trường hợp bạn tự trộm cắp tài sản của bạn thì sẽ không đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Tuy nhiên trong trường hợp đặt biệt; thông qua hợp đồng như cầm cố, thế chấp tài sản hoặc qua quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tài sản là xe của chính bạn đã thuộc quyền quản lý của chủ thể khác thì hành vi trộm cắp xe của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội trộm cấp tài sản.

Trộm cắp xe dưới 2 triệu đồng bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng tùy trường hợp mà có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định trên như sau:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

Ngoài ra theo Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 có hướng dẫn như sau:

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu (ví dụ: nhiều lần phạm tội trộm cắp tài sản), mà tổng trị giá tài sản của các lần phạm tội thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Việc áp dụng khung hình phạt tăng nặng trong trường hợp này là căn cứ vào trị giá tài sản chiếm đoạt, còn việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” là căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội, nên hoàn toàn không trái với quy định tại khoản 2 Điều 52 của Bộ luật Hình sự (các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng). Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật như trên còn bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự), bảo đảm sự phân hóa tội phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm sự công bằng trong việc xem xét cho hưởng án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện cũng như các chế định nhân đạo khác đối với người phạm tội.

Ví dụ: Một người trộm cắp 02 lần mỗi lần 2.000.000 đồng. Do thuộc trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự nên theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì họ không được hưởng án treo. Tuy nhiên, giả sử hai lần trộm cắp đó có tổng trị giá tài sản là 50.000.000 đồng, nếu Tòa án chỉ căn cứ vào trị giá tài sản để áp dụng tình tiết định khung “chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”, mà không căn cứ vào nhân thân và thái độ chấp hành pháp luật của người phạm tội để áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” thì họ vẫn có thể được hưởng án treo. Việc áp dụng như vậy sẽ không bảo đảm nguyên tắc công bằng và phù hợp trong việc xử lý.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tự trộm xe của chính mình thì có bị tội không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, chia đất khi ly hôn; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp



Mua tài sản do trộm cắp mà có có bị coi là vi phạm pháp luật?

Trường hợp này việc mua tài sản do trộm cắp mà có sẽ được chia làm 02 trường hợp. Nếu người mua tài sản biết được tài sản đó là do trộm cắp mà có những vẫn mua thì có thể bị xử lý hình sự. Nếu người mua tài sản không biết tài sản là do trộm cắp mà có thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, trường hợp người mua không biết nguồn gốc của tài sản trộm cắp sẽ được bảo vệ về quyền đối với người thứ 3 ngay tình.

Người 15 tuổi trộm cắp tài sản thì có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12, Điều 323 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; theo đó, người 15 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể, nếu người dưới 15 tuổi phạm tội thuộc quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 323 bộ luật hình sự 2017; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biết người ăn trộm nhưng không có bằng chứng phải làm sao?

Theo đó, trên cơ sở quy định pháp luật, khi phát hiện một người thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội, công dân có quyền tố giác hành vi của người đó lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an cảnh sát điều tra để cơ quan này tiến hành xác minh, xử lý hành vi kịp thời và đúng pháp luật. Do đó, khi phát hiện người khác có hành vi trộm cắp, bạn được quyền tố giác bằng cách nộp đơn trình báo trực tiếp lên cơ quan công an cảnh sát điều tra cấp huyện nơi người phát hiện hành vi. Cơ quan này khi tiếp nhận đơn trình báo sẽ có trách nhiệm xác minh lại sự việc và xử lý đúng pháp luật khi có dấu hiệu phạm tội theo quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.