Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi công dân, nhằm góp phần xây dựng nền an ninh trật tự cho xã hội. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ sinh sống và học tập, rèn luyện tại đơn vị nên tạm thời sẽ vắng mặt tại địa chỉ thường trú trong một khoảng thời gian. Do đó, để cơ quan nhà nước nắm bắt tình hình dân số tại địa phương, công dân có nghĩa vụ khai báo tạm vắng theo quy định. Vậy cụ thể, Trường hợp nào phải đăng ký quân sự tạm vắng? Nội dung khai báo tạm vắng gồm những gì? Không đăng ký quân sự tạm vắng bị xử lý thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú 2020
Khi nào phải khai báo tạm vắng?
Tại Điều 31, Luật Cư trú 2020 đã quy định rõ về 04 trường hợp công dân phải khai báo tạm vắng. Cụ thể:
1. Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
- Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;
- Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
2. Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
3. Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với:
Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với:
Người không thuộc trường hợp quy định trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Trường hợp nào phải đăng ký quân sự tạm vắng?
Trường hợp của bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
Về thủ tục chi tiết khi đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng, bạn có thể xem thêm tại Điều 8 Nghị định 13/2016/NĐ-CP.
Hình thức khai báo quân sự tạm vắng
Tại Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc khai báo tạm vắng đối với đối tượng thuộc trường hợp quân sự tạm vắng được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
- Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
- Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
- Ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Về phía Cơ quan đăng ký cư trú:
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận khai báo tạm vắng.
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được quy định cụ thể như sau:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi cư trú.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký lại;
Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; bổ sung các thông tin vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hoặc đăng ký lại cho công dân (trường hợp công dân trở về);
Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Nội dung khai báo tạm vắng gồm những gì?
Khoản 4, Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định các nội dung khai báo tạm vắng bao gồm:
– Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng;
– Lý do tạm vắng;
– Thời gian tạm vắng;
– Địa chỉ nơi đến.
Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.
Không đăng ký quân sự tạm vắng bị xử lý thế nào?
Xóa đăng ký thường trú
Tại điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú như sau:
Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng;
Trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
Như vậy, người thuộc trường hợp không đăng ký tạm vắng, không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác mà không thuộc trường hợp loại trừ sẽ bị xóa đăng ký thường trú
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Như quy định nêu trên, khi người dân không thực hiện việc khai báo tạm vắng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xác định thành viên hộ gia đình khi thực hiện công chứng, chứng thực “Hộ gia đình sử dụng đất”
- Có mấy nhóm người sử dụng đất ở Việt Nam
- Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trường hợp nào phải đăng ký quân sự tạm vắng?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin giải thể công ty. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thẩm quyền quyết định việc đưa công dân ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.
Tại Khoản 1 Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về những đối tượng bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
a) Chết;
b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này.
Khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Như quy định nêu trên, khi người dân không thực hiện việc khai báo tạm vắng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.