Trường hợp nào được đơn phương ly hôn?

24/07/2021
Trường hợp nào được đơn phương ly hôn?
768
Views

Ly hôn là một vấn đề khá phổ biến hiện nay. Phần lớn các nguyên nhân ly hôn nằm ở ván đề bạo lực gia đình, ngoại tình, mâu thuẫn. Vậy có được đơn phương ly hôn không? Vậy lý do ly hôn đơn phương nào sẽ được Tòa án xem xét giải quyết ly hôn? Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ tư vấn cho bạn về Trường hợp nào được đơn phương ly hôn?

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp lý

Ly hôn là gì?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

 Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Người có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Tuy nhiên, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con; hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, cha, mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe, tinh thần của họ.

Nguyên nhân ly hôn đơn phương nào được Tòa án chấp nhận?

  • Vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn: Nếu một người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì vợ; chồng của người đó có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; và sẽ được Tòa án chấp nhận giải quyết cho ly hôn.
  • Vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình

Hồ sơ đơn phương ly hôn

Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
  • Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
  • Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Theo quy định; khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự; hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Do đó; nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú; hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

Thủ tục đơn phương ly hôn

Bước 1: Nộp đơn xin đơn phương ly hôn và các tài liệu có liên quan đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Tòa án xem xét đơn

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn và tài liệu; Chánh án tòa án phân công giải quyết.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí; Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương; từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.

Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử; trừ những vụ án không được hòa giải; hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

  • Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
  • Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập; và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn; Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Trường hợp nào được đơn phương ly hôn?”.

Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm; vui lòng liên hệ: 0936408102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn là bao lâu?

Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn?

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Trường hợp không biết thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi người này có tài sản để giải quyết.

Khi ly hôn đơn phương, án phí tính thế nào?

Trong vụ án ly hôn đơn phương, ngoài yêu cầu về quan hệ hôn nhân, thông thường hai vợ chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Do đó, theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên. Trong đó, cao nhất với tài sản trên 04 tỷ đồng thì án phí là 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận