Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; nhiều tỉnh thành phố phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo Chỉ thị 16 người dân hạn chế ra đường; chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên vừa qua xuất hiện nam thanh niên thuê ôtô; có hành vi giả xe cứu thương đưa người qua vùng dịch ở TP HCM làm lây lan Covid-19 gây bức xúc trong dư luận.
“Theo điều tra, thanh niên 23 tuổi tuổi thuê ôtô, gắn thiết bị phát tín hiệu ưu tiên như xe cứu thương để chở khách. Ngày 25/8, anh ta chở người đàn ông tại TP Tuy Hòa và hai người khác ở Nha Trang vào Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.
Hôm sau, tài xế này tiếp tục chở 5 người khác từ TP HCM về Phú Yên rồi tới nhà bạn gái tại phường Phú Đông ở lại.
Đến ngày 29/8, nam thanh niên được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả dương tính với nCoV. Bốn người khác tiếp xúc gần cũng bị lây nhiễm Covid-19.
Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian đi từ vùng dịch TP HCM về Phú Yên, tài xế này không khai báo y tế theo quy định, tiếp xúc gần nhiều người làm lây lan Covid-19.”
Căn cứ pháp lý
Quyết định 447/QĐ-TTg
Quyết định số 219/QĐ-BYT
Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
Giả xe cứu thương đưa người qua vùng dịch là hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. Theo đó, Thủ tướng quyết định công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, với tên dịch bệnh Covid-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Thời gian xảy ra dịch được xác định từ ngày 23-1-2020, trên quy mô toàn quốc.
Ngày 29/01/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm hành vi: không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (khoản 7 Điều 8).
Chỉ thị 16 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu: “Thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly với thôn bản; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh”. Tuân thủ theo Chỉ thị 16 người dân nên hạn chế di chuyển; chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Như vậy theo các quy định trên; giả xe cứu thương đưa người qua lại vùng dịch; là hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch; vi phạm quy định về phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Xử phạt hành chính hành vi giả xe cứu thương đưa người qua vùng dịch
Hành vi giả xe cứu thương đưa người qua lại vùng dịch có thể bị xử phạt theo quy định theo Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với các hành vi:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
– Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi sau đây:
– Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
– Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
– Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
– Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
Ngoài ra người có hành vi giả xe cứu thương đưa người qua lại vùng dịch; còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xử lý y tế phương tiện vận tải.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký luồng xanh vận tải trong mùa dịch covid 19
Truy cứu hình sự hành vi giả xe cứu thương đưa người qua vùng dịch
Căn cứ Điều 240 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
……….
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.”
Như vậy người có hành vi giả xe cứu thương đưa người qua lại vùng dịch có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; trong trường hợp làm lây lan dịch bệnh nghiêm trọng gây chết người mức phạt có thể lên đến 10 năm đến 12 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
- Đăng ký mã QR khai báo y tế để đi qua chốt kiểm dịch
- Hành vi đấm cảnh sát chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào theo quy định?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Trường hợp giả xe cứu thương đưa người qua vùng dịch xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Từ ngày 15/4/2020, đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19 hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về tình hình dịch COVID-19, gây hoang mang trong Nhân dân thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (theo điểm a, d khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.)
Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng (Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ) hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác