Trường hợp áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc năm 2022

13/09/2022
Trường hợp áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc năm 2022
472
Views

Xin chào Luật sư 247. Em trai tôi vi phạm pháp luật vè có quy định sẽ đưa em vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Tôi có thắc mắc rằng trường hợp nào áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc hiện nay? Thời gian áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là bao lâu? Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020

Trường hợp áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc năm 2022

Đưa vào cơ sở giáo dục là gì?

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

Cơ sở giáo dục bắt buộc là cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật xử lý hành chính 2012 để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chỉ quy định cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính chứ không có quy định về việc cá nhân phải chấp hành xong biện pháp xử lý trong thời gian bao lâu thì mới được áp dụng biện pháp xử lý hành chính mới.

Quy định về đối tượng bị đưa vào sơ sở giáo dục bắt buộc, Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Trường hợp áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc
Trường hợp áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:

“Điều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.”

Như vậy, thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.

Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 54 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:

– Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

+ Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

+ Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

+ Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

– Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ..

– Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Trường hợp áp dụng đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về các chế độ theo quy định pháp luật đối với học sinh trường giáo dưỡng và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất hay nhận công chứng tại nhà,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư 247, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là; người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Quy định về điều kiện đảm bảo lao động trong cơ sở giáo dục bắt buộc như thế nào?

– Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động; thì cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm trang bị quần áo; thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. 
Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ, làm việc trong các điều kiện độc hại; hoặc công việc nặng nhọc thì được bồi dưỡng theo quy định.
– Trường hợp trại viên bị tai nạn lao động thì cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức cứu chữa kịp thời; và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Không áp dụng biện pháp đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc khi nào?

Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
Người chưa đủ 18 tuổi;
Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.