Xin chào luật sư. Hiện nay có trường hợp các đối tượng sau khi sử dụng ma túy dẫn đến mất nhận thức và phạm tội. Khi được hỏi thì họ không nhớ những hành động của mình sau khi sử dụng ma túy. Vậy cho hỏi trong trường hợp này có cần phải giám định tâm thần với họ không? Những quy định về trưng cầu giám định vụ án hình sự là gì? Khi nào cần trừng cầu giám định? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Trưng cầu giám định là một trong các biện pháp nhằm tìm ra sự thật của vụ án hình sự. Nó được tiến hành bởi người có chuyên môn nhằm xác định các vấn đề có ý nghĩa để tìm ra thủ phạm, định tội và các vấn đề khác. Vậy pháp luật hình sự quy định như thế nào về trưng cầu giám định? Việc giám định thực hiện khi nào? Thời hạn giám định ra sao? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Trưng cầu giám định là gì? Khi nào trưng cầu giám định“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP
Trưng cầu giám định trong lĩnh vực hình sự là gì?
Trưng cầu giám định là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thể hiện bằng việc ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn cần thiết về các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ… theo quy định của pháp luật để nghiên cứu, kết luận về những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Trong một số vụ án việc trưng cầu giám định là bắt buộc để giải quyết vụ án. Việc trưng cầu này thường thấy đối với các vụ án cố ý gây thương tích để xác định thương tích của nạn nhân; hoặc nhiều trường hợp để xác định chất ma túy để khởi tố đối với người vi phạm. Do đó trưng cầu giám định là một biện pháp vô cùng cần thiết trong việc tìm ra sự thật vụ án.
Trưng cầu giám định chủ yếu tiến hành ở giai đoạn điều tra. Nó có những hoạt động đặc trưng chủ yếu sau đây:
a) Xác định vấn đề chuyên môn cần làm rõ dưới dạng các câu hỏi;
b) Yêu cầu tổ chức hoặc người giám định tiến hành giám định tư pháp theo trình tự, thủ tục luật định;
c) Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc giám định như điều kiện về thời gian, số lượng, chất lượng đối tượng giám định.
Tuy nhiên không phải với vụ án nào cũng tiến hành trưng cầu giám định. Chỉ khi cần thiết và trong các trường hợp bắt buộc. Việc trưng cầu giám định có ý nghĩa trong việc xác định phạm tội thì mới cần thực hiện.
Khi nào thì trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự?
Theo Khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định”.
Theo đó có thể thấy trưng cầu giám định được thực hiện trong 2 trường hợp sau:
- Bắt buộc trưng cầu giám định
- Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết
Cụ thể các trường hợp này như sau:
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc trưng cầu giám định là khi nếu không giám định thì không thể giải quyết được vụ án. Theo đó các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại Điều 206 BLTTHS bao gồm:
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Trưng cầu giám định khi cần thiết
Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết là các trường hợp khi xuất hiện những tình tiết nhất định trong vụ án tuy luật không quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định, nhưng cơ quan điều tra nhận thấy cần được giải quyết bằng giám định tư pháp. Đó là các trường hợp:
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP:
Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định
Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo Thông tư liên tịch này, bao gồm:
1. Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm;
2. Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;
3. Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác;
4. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, gồm:
a) Về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án;
b) Về đấu thầu;
c) Về khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán;
d) Về quản lý vốn đầu tư như: Tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ;
đ) Hành vi khác vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.
5. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra, thì mức độ thiệt hại được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc được xác định theo một hoặc trong các cách thức sau đây:
a) Tiền lãi suất ngân hàng của khoản tiền đã tạm ứng vốn mà sử dụng khoản tiền này không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng thu hồi hoặc làm mất vốn đầu tư;
b) Tiền lãi suất ngân hàng của các khoản đầu tư cho vay, ủy thác hoặc điều chuyển vốn, sử dụng vốn không đúng quy định của pháp luật gây thất thoát, lãng phí;
c) Khoản chi phí phát sinh về tiền lãi vay của khoản vốn đã đầu tư và các chi phí khác đối với dự án kể từ khi dự án ngừng thi công hoặc ngừng hoạt động;
d) Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng lên so với tổng mức đầu tư ban đầu mà nguyên nhân do có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện dự án hoặc làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
6. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và các lĩnh vực khác khi xét thấy cần thiết.
Có trưng cầu giám định tâm thần với người sử dụng ma túy phạm tội?
Việc sửu dụng ma túy rất nguy hiểm. Nó tác động tới hệ thống thần kinh và có thể khiến người dùng rơi vào trạng thái không thể nhận thức được những việc mình làm. Từ đó dấn đến nhiều tội phạm được thực hiện. Vậy với các trường hợp này có cần trưng cầu giám định tâm thần với họ không?
Có quan điểm cho rằng không cần thiết phải giám định thì vẫn có thể truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Vì căn cứ Điều 14 Bộ luật hình sự quy định thì người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tất nhiên với những vụ án liên quan đến ma túy thì việc trưng cầu giám định để xác định đó có phải ma túy không là điều bắt buộc. Tuy nhiên việc giám định tâm thần với người sử dụng thì sao?
Xét thấy tác động của ma túy vô cùng nguy hiểm, việc giám định tâm thần với người sử dụng là cần thiết. Vì sau một khoản thời gian sử dụng, người dùng có thể trở thành người mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó có thể trong thời gian phạm tội người này đã mất khả năng nhận thức từ trước dù tại thời điểm đó không sử dụng ma túy. Việc này cũng có ý nghĩa cho việc làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội; làm cơ sở để Tòa án xem xét, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử.
Do đó việc trưng cầu giám định tâm thần trong trường hợp này là cần thiết.
Quyết định trưng cầu giám định
Khi cần giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trưng cầu giám định.
Theo Khoản 2, 3 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quyết định trưng cầu giám định như sau:
“2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.”
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Thời hạn giám định
Để đảm bảo tiến độ giải quyết vụ án, việc giám định phải được thực hiện trong thời hạn quy định. Thời hạn giám định thường được cơ quan trưng cầu ghi trong quyết định trưng cầu.
Thời hạn giám định theo Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Trưng cầu giám định là gì? Khi nào trưng cầu giám định“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; Tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
- Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 207 BLTTHS, chủ thể có quyền yêu cầu giám định gồm:
Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khoản 1 Điều 205 BLTTHS quy định:
“Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.”
Viện kiểm sát là một cơ quan tiến hành tố tụng, do đó cơ quan này cũng có quyền ra trưng cầu giám định. Quyền này cũng được quy định tịa Điểm đ Khoản 2 Điều 41 BLTTHS. Tuy nhiên trên thực tế Viện kiểm sát thường yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện việc này.
Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:
a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
Do đó khi thuộc một trong các trường hợp trên, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung với kết luận giám định trước đó.