Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?

31/07/2022
Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?
488
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Không một ai trong chúng ta muốn người khác biết bản thân vướng vào một vụ kiện pháp lý cả. Chính vì vậy những người hành nghề liên quan đến pháp luật phải luôn giữ bí mật cho khách hàng; đương sự; bị cáo; bị hại của mình và ngay cả trong ngành trọng tại thương mại cũng vậy.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại như sau:

– Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Tiêu chuẩn Trọng tài viên tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về tiêu chuẩn Trọng tài viên như sau:

– Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
  • Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
  • Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

– Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

  • Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
  • Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

– Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?
Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?

Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?

Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết? Theo quy định tại Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên như sau:

– Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

– Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.

– Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

– Được hưởng thù lao.

– Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.

– Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Như vậy Trọng tài viên bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trọng tài viên không giữ bí mật vụ tranh chấp do mình giải quyết bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp;

b) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

c) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản;

d) Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động trọng tài thương mại mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, Trọng tài viên tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại như sau:
– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Có thể thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài không?

Căn cứ Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
– Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
– Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.

Hình thức thoả thuận trọng tài viên tại Việt Nam?

– Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
– Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.