Trốn thuế bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay?

30/08/2021
Các quy định chung mới nhất về việc xuất hóa đơn
1805
Views

Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm.

Thuế luôn là một chủ đề gây ra tranh luận cao trong xã hội. Bởi, Điều thúe có tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Một số loại thuế phổ biến hiện nay như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

Với những lý do đó, nhưng vẫn tồn tại trường hợp trốn thuế, không ngoại lệ kể cả cá nhân hay tổ chức cũng đều có thể vi phạm. Vậy trốn thuế bị xủ lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật Quản lý thuế năm 2019

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

Khái niệm về thuế

  • Thuế là một khoản tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.
  • Thuế bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu

Vai trò của thuế

– Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất; mang tính chất ổn định lâu dài; và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.

– Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê; kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất; mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước; góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

– Thuế giúp điều tiết nền kinh tế. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định; nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

– Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế; nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo; bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.

Tội trốn thuế

Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế; sẽ bị pháp luật trừng phạt. Tội trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất; kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng; tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự sửa đổi; bổ sung, với hình phạt nghiêm khắc nhất là bảy năm tù và phạt tiền 4.500.000.000 đồng.

Các hành vi được xem là trốn thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thì một số trường hợp được xem là trốn thuế như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế;
  • Không nộp hồ sơ khai thuế;
  • Quá nộp hồ sơ khai thuế
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa; dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn; chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa; nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích trốn thuế

Xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế

Theo quy định cụ thể tại Điều 17 ghị định số 125/2020/NĐ-CP thì tùy vào mức độ vi phạm mà các hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt theo các mức khác nhau.

  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có tình tiết giảm nhẹ khi phạm phải những hành vi ít nghiêm trọng
  • Mức phạt 1,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm “1 lần số thuế trốn”; nhưng không hề có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.
  • Mức phạt tiền 2 lần số thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các các hành vi sai phạm “1 lần số thuế trốn”; và có một tình tiết tăng nặng.
  • Mức phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm “1 lần số thuế trốn”; và có hai tình tiết tăng nặng
  • Mức phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm “1 lần số thuế trốn”; và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Xử lý hình sự về tội trốn thuế

Thuế là nghĩa vụ, chúng ta nên thực hiện nghĩa vụ này để xây dựng đất nước. Tội trốn thuế áp dụng với cả cá nhân; và pháp nhân thương mại khi có hành vi gian dối để gian lận thuế của cơ quan nhà nước. Các mức hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi; bổ sung năm 2017).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “TTrốn thuế bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Pháp nhân thương mại có thể bị phạt như thế nào khi phạm tội trốn thuế?

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì giải quyết như thế nào?

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Kiểm tra, xác minh về hàng hóa bao gồm những gì?

Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì trách nhiệm của cơ quan thuế là gì?

Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận