Trộm vé số của bạn có bị đi tù không nếu hôm sau vé số đó trúng thưởng?

25/10/2021
Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản
1388
Views

Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản

Nguyễn Văn C và Nguyễn Văn Đ (24 tuổi) đang ngồi trong một quán nước thì có một người đến mời mua vé xổ số kiến thiết Miền Bắc. C lấy 30k trong ví của mình ra mua 03 tờ vé số. C trả tiền và cất vào túi quần của mình. Trên đường về, C chở Đ ngồi sau xe máy; thấy 03 chiếc vé số thò ra khỏi túi quần nên Đ đã thò tay rút ra và giấu vào túi quần của mình và hôm sau Đ mang vé số trúng thưởng đó đi nhận tiền. Việc Đ trộm vé số của bạn có bị đi tù không nếu hôm sau vé số đó trúng thưởng không? Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. 

Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan

Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản từ 2000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích là nhằm chiếm đoạt được tài sản.

Khách thể

Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Chủ thể

Về độ tuổi người phạm tội: từ đủ 14 tuổi trở lên. Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Việc Đ trộm vé số của bạn có bị đi tù không nếu hôm sau vé số đó trúng thưởng không?

Thứ nhất

Đ có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình, cụ thể, ở đây Đ đã chiếm đoạt trái phép 3 tấm vé số của C thành của mình.

Hành vi chiếm đoạt của Đ được thực hiện một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội; để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó. Cụ thể, Đ lén lút thò tay rút vé số ra khỏi túi quần C và giấu vào túi quần sau bên phải mình. Tuy nhiên, hành vi của Đ vẫn chưa thỏa mãn dấu hiệu hậu quả của tội trộm cắp tài sản; đó là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên; quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015; hoặc trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng, thì phải kèm theo một trong bốn điều kiện sau:

+Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+Tài sản là di vật, cổ vật.

Thứ hai

Ở đây, giá trị tài sản bị xâm phạm được xác định là giá trị 3 tấm vé số tại thời điểm hành vi phạm tội được hiện là 30.000 đồng. Do đó, việc 3 tấm vé số trúng giải 100 triệu đồng  không được xem là giá trị tài sản bị xâm phạm.

Do mức định lượng giá trị tài sản chưa phù hợp với cấu thành của tội trộm cắp tài sản; nên Đ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP; với mức phạt tiền từ 1.000.000-2.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, Đ sẽ phải hoàn trả số tiền trúng thưởng là 100 triệu đồng cho C.

Hành vi của Nguyễn Văn Đ phạm tội gì? Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS trong trường hợp sau:

Tình huống

Giả sử khi C đang trả thì Đ nhận lấy 03 tờ vé số từ người bán cất vào túi quần của mình và nói: “Để tôi cầm cho may mắn”; C đồng ý. Sáng hôm sau, khi xem kết quả quay số và biết được một trong ba tấm vé số trúng thưởng trị giá 10.000.000 đồng. Đ đã mang tấm vé số đó đi nhận thưởng. Chiều cùng ngày, khi được C hỏi về kết quả xổ số hôm trước. Đ nói với C: “Ba tờ vé số hôm qua trượt hết rồi”. Sau đó, Đ mang số tiền nêu trên đi mua một chiếc xe máy mới.

Giải thích:

Hành vi của Đ có đầy đủ cấu thành tội phạm của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, số tài sản mà Đ đã chiếm đoạt có giá trị 10 triệu đồng nên Đ phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:

Khách thể của tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản:

Ở trong tình huống này khách thể bị xâm phạm là quyền sở hữu tài sản của anh C.

Chủ thể của tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản:

Đ đã 24 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản:

Ban đầu, Đ nắm giữ 3 tấm vé số một cách ngay thẳng và hợp pháp do có sự đồng ý của anh C. Tuy nhiên, sau khi biết 1 trong 3 tấm vé trúng thưởng, Đ đã nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã mang tấm vé số đó đi nhận số thưởng tương đương số tiền 10 triệu đồng. Thời điểm mà Đ nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản là thời điểm Đ biết tấm vé số trúng thưởng và cầm tấm vé đi nhận thưởng.

Ý định chiếm đoạt này nảy sinh sau khi Đ có được tài sản. Do vậy đây là hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đ đã dùng thủ đoạn gian dối, không nói cho C biết sự thật về tấm vé khi C hỏi. Mục đích Đ nói dối là vì mong muốn C không biết đến sự tồn tại của khoản tiền 10 triệu đồng để Đ có thể chiếm đoạt toàn bộ số tiền đó.

Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản:

Đ thực hiện tội phạm với mục đích tư lợi, nhằm chiếm hữu toàn bộ số tiền 10 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

+Tội trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

+Trộm cắp tài sản có giá trị lớn bị xử phạt ra sao theo quy định?

+Hành vi trộm cắp tài sản gia đình đang đi cách ly bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi vềTrộm vé số của bạn có bị đi tù không nếu hôm sau vé số đó trúng thưởng?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản?

Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trừ trường hợp phạm phải tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.


Tặng cho tài sản có điều kiện là gì?

Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một; hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho; nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản; thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự · Tư vấn luật

Để lại một bình luận