Trộm tài sản giá trị bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

29/10/2021
Trộm tài sản giá trị bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
673
Views

Xin chào Luật sư, Luật sư cho em hỏi nửa đêm có người vào nhà em trộm đồ nhưng chỉ trộm 1 buồng cau và 1 đôi dép thì người này có đủ cấu thành tội trộm cắp tài sản hay chưa ạ? Người này có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Cảm ơn bạn đã liên hệ chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nội dung tư vấn

Trộm cắp tài sản là gì?

Đây là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác. Thông thường đối tượng thường lợi dụng lúc chủ tài sản không quản lý trực tiếp tài sản, những nơi vắng vẻ, ít người qua lại để thực hiện hành vi trộm tài sản mà không ai biết.

Điểm nổi bật để phân biệt hành vi này với cướp hoặc cướp giật là trộm cắp chỉ lén lút, bí mật trộm đồ của người khác mà không tác động đến chủ tài hoặc người nào khác. Đối với cướp và cướp giật thì đối tượng dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.

Xử lý hành vi trộm cắp tài sản

Xử phạt hành chính

Hành vi trộm cắp tài sản sẽ bị xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng khi giá trị dưới 2 triệu đồng, cụ thể:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

Xử lý hình sự

Trong trường hợp người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên; hoặc giá trị tài sản dưới 2 triệu nhưng đã bị xử phạt hành chính thì sẽ bị xử lý hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản gồm:

Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Tội này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt khách quan

Hành vi “chiếm đoạt” tài sản bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.

Hậu quả pháp lý: hậu quả của tội này là thiệt hại về tài sản. Đối tượng là: tiền các loại, hàng hoá và các giấy tờ có giá trị thanh toán như phiếu công trái, ngân phiếu;  tài sản là cổ vật, di vật

Mặt chủ quan của tội trộm cắp

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự

Giải quyết tình huống

Theo như bạn đặt câu hỏi thì tài sản chiếm đoạt là 1 buồng cau và 1 đôi dép. Để định giá chính xác giá trị của 1 buồng cau và 1 đôi dép thì có lẽ chúng tôi không thể đưa ra con số chính xác.

Tuy nhiên theo chúng tôi đánh giá sơ bộ thì giá trị của 1 buồng cau và 1 đôi dép là dưới 2 triệu đồng. Vì thế ngừơi có hành vi trộm đồ sẽ chịu xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng.

Tuy nhiên người này vẫn có thể bị xử lý hình sự trong trường hợp sau:

  • Nếu người này đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản thì người này sẽ bị xử lý hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015.
  • Hoặc nếu gia đình bạn chứng mình được tài sản bị trộm là di vật, cổ vật.

Trường hợp không truy cứu trách nhiệm hình sự với người trộm đồ:

  • Người thực hiện hành vi dù thỏa mãn yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản; nhưng dưới 16 tuổi thì chỉ xử phạt hành chính.
  • Người thực hiện hành vi bị mất năng lực trách nhiệm hình sự không không bị xử lý hình sự

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mua tài sản do trộm cắp mà có thì bị xử phạt thế nào?

Nếu người mua tài sản biết rõ tài sản do trộm cắp tài sản thì người mua tài sản có thể bị xử lý về Tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. NẾu người mua không biết nguồn gốc tài sản do phạm tôi thì không bị xử lý hình sự.

TRường hợp chuyển hóa trộm cắp tài sản sang cướp tài sản như thế nào?

Khi người phạm tội có hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản nhưng lại bị phát hiện, người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt bằng được tài sản thì hành vi khách quan chuyển hóa thành tội Cướp tài sản.

Nếu trộm cắp tài sản nhưng bị phát hiện mà hành hung để chạy trốn thì bị xử lý thế nào?

Trong trường hợp người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc trong trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản nhưng lại bị phát hiện, bị bắt giữ hoặc đã bị bao vây bắt giữ, những người phạm tội này sẽ đáp trả lại bằng cách có những hành vi chống trả lại ngươi bắt giữ thì vẫn xử lý về Tội trộm cắp tài sản vơi tình tiết hành hung để tẩu thoát.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận