“Chào luật sư, mới đây tôi có đọc một bài báo: Y Long Niê, 36 tuổi, và hai người vào vườn quốc gia Yok Đôn xẻ gỗ hương rồi thuê voi chở ra ngoài tiêu thụ. Vậy luật sư cho tôi hỏi Trộm gỗ quý ở vườn quốc gia bị xử lý như thế nào?“
Sự việc cụ thể như sau:
Trong lúc tuần tra bảo vệ rừng tại Tiểu khu 415 thuộc lâm phần quản lý vườn quốc gia Yok Đôn, kiểm lâm phát hiện nhóm người đang đưa 5 phách gỗ lên 3 con voi chở đi. Thấy lực lượng chức năng, nhóm người này bỏ chạy nhưng bị bắt giữ.
Vào cuộc điều tra, Công an huyện Buôn Đôn xác định, tuần trước, 3 bị can đã cùng Y Khuyên Hra và Y Tuen Niê vào khu vực này khai thác trái phép một cây gỗ giáng hương. Sau đó, họ thuê 3 con voi chở gỗ từ về tiêu thụ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nội dung tư vấn
Gỗ quý là gì?
Gỗ quý là gỗ thuộc Gỗ nhóm 1 ở Việt Nam là những loại gỗ quý. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này; là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm; có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng; làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,…
Hiện nay thì gỗ giáng hương được xếp vào nhóm I; theo Quyết định số 2198 -CNR; ngày 26-11-1977 BẢNG ĐIỀU CHỈNH PHÂN LOẠI XẾP HẠNG MỘT SỐ CHỦNG LOẠI GỖ SỬ DỤNG. Đây loại gỗ sở hữu vân gỗ và màu sắc đẹp mắt; sáng bóng, có mùi thơm. Điều đặc biệt là không hề bị mối mọt làm cong vênh; cũng như phồng rộp nên do đó có giá trị kinh tế rất cao.
Vườn quốc gia là gì?
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển; được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo; có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú; có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người
Trộm gỗ quý ở vườn quốc gia bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành về tội phạm hình sự; thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Khoản 3 Điều 13, Nghị định 35/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp với các mức như sau:
3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:
Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng; hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng; hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng;
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ
0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng; hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng; hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 0,8 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng; hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng; đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.“
Trộm gỗ quý ở vườn quốc gia bị xử lý như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017; quy định về vấn đề khai thác trái phép tài nguyên rừng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Khung 1
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ; thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm 1A từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;
i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ; thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công Ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;
l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ; trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
m) Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến; hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ; có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định; tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm 1 khoản này; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi; quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3); gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3); gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 03 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;
i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;
l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ; trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;
m) Có tổ chức;
n) Mua bán, vận chuyển qua biên giới;
o) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 10 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá 400.000.000 đồng trở lên;
h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA 04 mét khối (m3) trở lên tại rừng sản xuất, 03 mét khối (m3) trở lên tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên tại rừng đặc dụng;
i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên;
k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng thông thường;
l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép; loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Pháp nhân thương mại phạm tội khai thác gỗ trái phép bị phạt như thế nào?
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 232; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Giải quyết vấn đề
Hành vi trộm gỗ quý ở vườn quốc gia có thể bị xử phạt hành chính lên tới 120.000.000 đồng; Nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tấn công báo điện tử bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Hủy hoại rừng bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi săn thú rừng hoang rã bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Trộm gỗ quý ở vườn quốc gia bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP
– Vườn quốc gia;
– Khu dự trữ thiên nhiên;
– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
– Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
– Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.