Trộm cắp chậu hoa, cây cảnh dịp Tết bị phạt thế nào?

06/02/2022
457
Views

Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần, nhà nhà chuẩn bị hoa, cây cảnh chưng Tết thì cũng là lúc tình trạng trộm cắp chậu hoa, cây cảnh gia tăng. Vậy những hành vi này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé! 

Mức phạt hành chính hành vi trộm cắp chậu hoa, cây cảnh dịp Tết

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mới đây đã quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người nào có hành vi trộm cắp chậu hoa, cây cảnh dịp Tết có thế bị phạt tới 3.000.000 đồng. 

Lưu ý: Mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trộm cắp chậu hoa, cây cảnh có thể bị truy cứu TNHS

Cụ thể, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã nêu ở trên, thì người có hành vi trộm cắp chậu hoa cây cảnh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự với chế tài như sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;…

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;…

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;…

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;…

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người có hành vi trộm chậu hoa, cây cảnh ngày tết, chiếm của công làm của riêng… thì nếu nhẹ, có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt lên đến 20 năm tù cùng với mức phạt tiền bổ sung đến 50.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm :

Câu hỏi thường gặp:

Sử dụng pháo bông trong dịp tết có bị phạt hay không?

Sử dụng pháo bông trong dịp tết có bị phạt hay không?
Hiện nay, việc sử dụng pháo xuất hiện rất nhiều, nhất là trong các dịp tết, sinh nhật, đám hỏi và các dịp tụ tập khác của giới trẻ. Rất nhiều loại pháo được người dân sử dụng như pháo hoa, pháo sáng,… và không khó để mua các loại pháo này trên thị trường. Mặc dù đã có quy định về việc cấm đốt pháo để đảm bảo an toàn cũng như giữ gìn an ninh trật tự nhưng việc đốt pháo vẫn diễn ra, không những không giảm mà số lượng còn tăng lên. 
Tại Nghị định 36/2009/NĐ-CP về việc quản lý sử dụng pháo, có một số hành vi bị cấm thực hiện như:
a) Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
b) Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
c) Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
d) Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.
Đối với việc sử dụng pháo mà không được phép thì tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người có hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1.00.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại pháo đều bị cấm sử dụng. Việc sử dụng pháo không bị coi là vi phạm pháp luật trong các trường hợp cụ thể sau:
Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, do pháo bông là một loại que phát sáng và không gây tiếng nổ nên người sử dụng pháo bông hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo bị xử phạt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, việc sử dụng pháo bông chỉ nên thực hiện với số lượng nhỏ và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. 

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.