Ai cũng hiểu rằng ly hôn đồng nghĩa với việc hai người không còn duy trì quan hệ vợ chồng, được tự do lựa chọn cuộc sống mới cho mình. Và những “hệ lụy” mà ly hôn đem lại cũng là điều dễ dàng nhận thấy. ly hôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng để lại nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội.Việc ly hôn khi đặt ra dù với nguyên nhân nào, người trong cuộc cũng cần phải bình tĩnh, sáng suốt, cân nhắc kỹ càng để đưa ra quyết định đúng và sau mỗi cuộc ly hôn, cũng chính người trong cuộc phải biết mạnh mẽ, tự đứng dậy để làm lại cuộc đời,tìm lại cho mình niềm tin trong cuộc sống và rằng cuộc sống vẫn đang ở phía trước.
Do đó, luôn có thủ tục hòa giải trong ly hôn để giúp hàn gắn lại những gia đình trước nguy cơ tan vỡ. Trình tự thủ tục hòa giải trong ly hôn được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Thế nào là hòa giải trong ly hôn?
Có thể hiểu, Hòa giải là việc bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau. Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại,…
Ý nghĩa của thủ tục hòa giải trong ly hôn
- Giải quyết yêu cầu ly hôn bằng phương thức hòa giải có ý nghĩa to lớn trong việc hàn gắn mối quan hệ, giải quyết xung đột vợ chồng, hướng tới giải quyết vụ việc một cách hài hòa, nhanh chóng.
- Là thủ tục bắt buộc, để khi giải quyết ly hôn tòa án nắm được vụ việc đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên, để cho hai bên có thời gian suy nghĩ thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan đến vấn đề ly hôn
- Nhằm phân tích những điểm đúng, điểm sai của hai bên và từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ hàn gắn lại.
Các thủ tục hòa giải trong ly hôn
Tại cơ sở
- Hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt buộc khi giải quyết ly hôn.
- Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở chi được thực hiện khi hai bên vợ chồng có nhu cầu.
- Việc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải tuân thủ các nguyên tắc về hòa giải tại cơ sở theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Tại Tòa án
Hồ sơ chuẩn bị
- Đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).
Nộp hồ sơ
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng là nơi tiếp nhận hồ sơ giải quyết.
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
“2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;“
Thủ tục tiến hành hòa giải
Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự; phân tích kết quả nếu hai vợ chồng đoàn tụ;
Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);
Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề hai vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
Bước 4: Thẩm phán lập biên bản và ra các quyết định
Trình tự tiến hành thủ tục hòa giải
Thẩm phán
- Chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải.
- Chủ trì phiên hòa giải giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng; người giám định, người phiên dịch, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia phiên hòa giải (nếu có).
- Kiểm tra lại sự có mặt và kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án.
- Chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầy đủ quyền; nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Xác định những vấn đề các bên đã thống nhất; những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
- Kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.
Thư ký tòa
Thư ký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự có mặt; vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập; giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt.
Các đương sự
Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trình tự thủ tục hòa giải trong ly hôn hiện nay“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì hai vợ chồng, sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí tương ứng với hạn mức giá ngạch của tài sản.
Trong trường hợp nếu như không cấp được bản chính giấy đăng ký kết hôn thì chị có thể ra UBND cấp xã nơi hai vợ chồng chị đăng ký kết hôn để xin cấp lại bản sao và chị phải gửi kèm hồ sơ tờ trình, chị trình bày rõ lý do tại sao lại không xuất trình được bản gốc giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng với Tòa án.
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt
– Một bên vợ hoặc chồng vắng mặt vì có lý do chính đáng
– Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự
– Vợ hoặc chồng đề nghị không tiến hành hòa giả