Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

07/12/2021
716
Views

Xin chào Luật sư, tôi là nhân viên văn phòng. Tại nơi tôi làm việc thường xuyên xảy ra tranh chấp quyền lợi giữa người lao động và quản lý công ty. Thông thường, nhân viên gặp những vấn đề về tiền lương; chế độ chính sách xã hội sẽ trực tiếp lên gặp quản lý để giải quyết. Tuy nhiên, quản lý lại không giải quyết và yêu cầu nhân viên làm đúng theo trình tự, thủ tục. Chính vì thế; tôi muốn hỏi luật sư về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Tranh chấp lao động đã không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Đó là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập; thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Vậy, đối với tranh chấp lao động cá nhân thì trình tự; thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân sẽ được tiến hành ra sao? Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Thế nào là tranh chấp lao động?

Căn cứ theo Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ; lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập; thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền; hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động; hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;

b) Khi một bên từ chối thương lượng; hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật”.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân”.

Nhìn chung, tuân theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động; thì các tranh chấp lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động; và toà án giải quyết đều phải giải quyết thông qua hoà giải tại hoà giải viên lao động.

Các tranh chấp lao động cá nhân không cần thông qua thủ tục hòa giải:

Đối với một số loại tranh chấp lao động cá nhân nhất định có ảnh hưởng trực tiếp; xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động; cần giải quyết dứt điểm hay do đặc thù riêng của tranh chấp thì không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải. Các tranh chấp này bao gồm:

– Tranh chấp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải; hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật về việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp; tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng.

– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Thủ tục, tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết qua hai bước:

– Thứ nhất, thông qua hòa giải viên.

Các bên tranh chấp có thể gửi đơn yêu cầu đến hoà giải viên lao động; hoặc gửi đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc uỷ ban nhân dân. Bộ luật lao động năm 2019 quy định cơ quan chuyên môn về lao động thuộc uỷ ban nhân dân là một đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại tranh chấp để chuyển yêu cầu giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu (Điều 181 Bộ luật lao động năm 2019).

Pháp luật cũng quy định hoà giải viên lao động phải kết thúc việc hoà giải trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải (Khoản 2 Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019).

Tại phiên họp hoà giải phải có mặt các bên hoặc đại diện của các bên tranh chấp; các bên cũng có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Khi mở phiên họp, hoà giải viên có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng; nếu các bên thương lượng, thoả thuận thành công thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành. Nếu các bên không thoả thuận được thì hoà giải viên tiếp tục đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét. Nếu các bên nhất trí với phương án hoà giải mà hoà giải viên đưa ra; hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành ghi nhận sự thống nhất ý chí của các bên.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải; hoặc một trong các bên đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng; hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành. Biên bản phải có chữ kí của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên. Bản sao biên bản hoà giải thành; hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày lập biên bản (Khoản 4 Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019).

– Thứ hai, giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài lao động.

Điều 189 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Trường hợp ốm phải nhập viện không yêu cầu hòa giải viên thực hiện hòa giải tranh chấp lao động quá 06 tháng có được không?

Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận