Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?

26/07/2022
Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?
529
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay việc quảng cáo trên xe taxi ngày càng trở nên phổ biến. Việc quảng cáo trên xe taxi hiện nay được xem là biện pháp quảng cáo mang lại hiệu quả cao; giúp nhiều người nhanh chóng biết được sản phẩm mà mình đang quảng cáo. Vậy trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật quảng cáo năm 2018

Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2017.

Luật phòng chóng tác hại rượu bia năm 2019.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia

Nồng độ cồn của bia rượu tại Việt Nam

Bia hay rượu là những loại đồ uống có chứa chất cồn ethanol với những nồng độ khác nhau.

Đối với các loại rươu tại Việt Nam:

  • Nồng độ cồn rượu trắng: Rượu trắng thường chứa khoảng 30-40% cồn.
  • Nồng độ cồn rượu nếp: Loại thức uống này dao động từ khoảng từ 35-45 độ và nồng độ của nó có thể thay đổi tùy vào cách nấu.
  • Nồng độ cồn của rượu vang

+ Rượu vang nồng độ cồn thấp: Nồng độ cồn của những loại rượu vang này dưới 10%. Vang Ý ngọt Moscato D’Asti có nồng độ cồn là 5,5% mang hương thơm tinh tế , nhẹ nhàng của chanh, quế, bạc hà.

+ Rượu vang có nồng độ cồn trung bình: Nồng độ cồn của các loại rượu vang này trong khoảng 10,5%- < 13,5%. Rượu vang Ý 12 E Mezzo có nồng độ cồn 12,5 % mang vị ngọt của socola, vị ngọt từ mận, sim đen, pha chút vị chát tannin hòa quyện hoàn hảo với mùi thơm của gỗ sồi Pháp.

+ Rượu vang có nồng độ cồn trung bình cao: Nồng độ cồn của các loại rượu vang này trong khoảng: 13,5%-14%. Vang chile Marchigue Private Collecction có nồng độ cồn 14% mang hương thơm mạnh mẽ của quả mâm xôi, nho đen, cà phê và hương vani thanh lịch.

+ Rượu vang có nồng độ cồn cao: Nồng độ cồn của các loại rượu vang này cao: > 14%. Vang Ý Ripa Di Sotto Primitivo có nồng độ cồn 15% mang hương vị của trái cây rừng, mận chín, cùng với vị cay của hạt tiêu đen.

Nồng độ cồn ở bia: Bia tùy loại mà có chứa 1 – 12% cồn, thường ở vào khoảng 5%. Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0.05 – 1.2%.

Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?
Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?

Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?

Theo quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về việc quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.

– Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:

  • Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
  • Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.

– Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

  • Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
  • Phương tiện giao thông;
  • Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
  • Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
  • Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

Theo quy định tại Điều 13 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về việc quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên như sau:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019  và không quảng cáo trong trường hợp sau đây:

  • Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
  • Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.

Và theo quy định tại Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia có quy định: Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

Như vậy, thông qua 03 quy định trên ta biết được câu trả lời cho câu hỏi trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không. Câu trả lời cho câu hỏi trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không như sau: Theo quy định của pháp luật thì sẽ không được quảng cáo rượu bia trên taxi.

Chính sách của Nhà nước trong phòng chống tác hại của rượu bia tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

– Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

– Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.

– Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Quy định về về quản lý kinh doanh rượu bia tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về quản lý kinh doanh rượu như sau:

– Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;
  • Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
  • Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

– Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật.

– Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:

  • Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;
  • Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

– Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luatsu247

Trên đây là tư vấn của Luatsu247 về vấn đề “Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux


Rượu có bị cấm quảng cáo trên các trang thông tin điện tử không?

Tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thuốc lá.
Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Theo đó, đối với sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên sẽ bị cấm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo.

Quảng cáo rượu bia trên ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Tại Điều 33 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; quy định mức xử phạt hình vi vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia.
Cụ thể, phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
Nghị định 117 quy định phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng; đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia; trên phương tiện giao thông; có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu; bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

Điều kiện quảng cáo trên xe ô tô?

Theo Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên phương tiện giao thông; không cần phải xin giấy phép trước khi thực hiện. Vì vậy, việc quảng cáo trên ô tô không cần phải xin phép.
Tuy nhiên theo Điều 29 Luật Quảng cáo 2012, thương nhân cần gửi hồ sơ lên Sở Văn hóa; Thể thao và Du lịch để được duyệt mẫu quảng cáo trước khi triển khai sản xuất và sử dụng.
Về hình thức và nội dung quảng cáo, theo Điều 32 Luật Quảng cáo 2012; quảng cáo trên phương tiện giao thông phải đáp ứng những quy định sau:
“1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.”

Câu hỏi thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.