Trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử không?

22/09/2022
Trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử không?
414
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi và chồng đã kết hôn 2 năm, chúng tôi mới sinh con đầu lòng nhưng do cháu mắc bệnh nên sau sinh ba ngày thì cháu mất. Tôi có thắc mắc rằng trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 về quyền được khai sinh, khai tử như sau:

1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.

2. Cá nhân chết phải được khai tử.

3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Theo đó, trong trường hợp này con của bạn mất sau ba ngày sinh nên bạn phải làm thủ tục khai sinh, khai tử cho con của bạn.

Để làm giấy khai sinh thì cần những hồ sơ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy khai sinh?

Theo quy định pháp luật, tùy vào từng trường hợp thì việc làm giấy khai sinh hồ sơ sẽ khác nhau:

Thứ nhất, trường hợp Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Giấy tờ bao gồm:

+ Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.

+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy khai sinh theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014.

Trường hợp hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Giấy tờ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.

+ Giấy chứng sinh.

Trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử?
Trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử?

Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có).

+ Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.

Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp huyện có thẩm quyền cấp quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014.

Trình tự làm giấy khai sinh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ cấp huyện có thẩm quyền.

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/ cấp huyện ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.

Lệ phí khai sinh là bao nhiêu?

Theo Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định về lệ phí hộ tịch như sau:

1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:

a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.

Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.

Theo đó, trường hợp bạn khai sinh, khai tử đúng hạn cho con của bạn thì sẽ được miễn phí lệ phí khai sinh, khai tử.

Thủ tục đăng ký khai tử quy định thế nào?

Điều 52 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai tử như sau:

1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.

Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Trẻ em mất sau sinh ba ngày có phải đăng ký khai sinh, khai tử không?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư 247 là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về thời hạn đăng ký khai sinh cho con là bao lâu?

Điều 15. Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ là trong thời hạn 60 ngày
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.

Làm lại giấy khai sinh ở khác nơi thường trú được không?

Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh là Ủy ban nhân dân xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Trường hợp nào dược làm lại giấy khai sinh năm 2022?

Hiện nay, không có quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất, tùy trường hợp người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.
(i) Trường hợp 1: Mất Giấy khai sinh nhưng vẫn còn thông tin trong Sổ hộ tịch
Theo đó, khi bị mất bản chính Giấy khai sinh, bạn cần làm thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch về việc đăng ký khai sinh.
(ii) Trường hợp 2: Đăng ký lại khai sinh
Nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh lại:
– Đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016;
– Sổ hộ tịch và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.