Trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không?

22/09/2022
Trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không?
591
Views

Xin chào Luật sư 247. Mình và con hiện tại đang sống tại Việt Nam, bố của cháu ở nước ngoài, nay gia đình mình muốn cho cháu sang bên nước ngoài nghỉ hè với bố của cháu. Con mình hiện nay 13 tuổi, mình có thắc mắc rằng trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không? Trẻ em đi nước ngoài có phải có hộ chiếu không? Mong được Luật sư giải đáp, mình xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc về xuất cảnh đối với trẻ em đi nước ngoài được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về nguyên tắc xuất cảnh đối với trẻ em đi nước ngoài như sau:

Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.

4 . Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các hành vi bị nghiêm trong xuất cảnh cấm cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.

2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.

3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.

4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.

8. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

9. Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

10. Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.

11. Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.

Trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về điều kiện xuất cảnh, cụ thể như sau:

1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi khi đi nước ngoài thì phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Vậy nên con của bạn sẽ không thể đi nước ngoài một mình.

Trẻ em đi nước ngoài có phải có hộ chiếu không?

Điều 33 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định như sau:

– Giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng. Theo Điều 6 Luật này, giấy tờ xuất nhập cảnh gồm hộ chiếu (ngoại giao hoặc công vụ hoặc phổ thông), giấy thông hành. Trong đó, hộ chiếu có gắn chip hoặc không gắn chip và phải còn hạn từ đủ 06 tháng trở lên.

– Có thị thực (hay thường được gọi là visa) hoặc giấy tờ khác chứng minh bản thân công dân đó được nước đến cho nhập cảnh trừ trường hợp được miễn visa.

– Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh: Bị can, bị cáo, người phải thi hành án dân sự, người mắc dịch bệnh nguy hiểm lây lan hoặc truyền nhiễm và phải ngăn ngay việc xuất cảnh…

Trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không?
Trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không?

Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 33 Luật này, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Trong khi đó, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Theo đó, nếu trẻ em dưới 14 tuổi khi đi nước ngoài thì bắt buộc phải có hộ chiếu, visa (trừ trường hợp đến quốc gia miễn visa cho người Việt Nam) và người đại diện hợp pháp đi cùng; trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ cần có hộ chiếu và visa (trừ trường hợp đến quốc gia miễn visa cho người Việt Nam).

Phải có những giấy tờ gì khi trẻ em đi nước ngoài?

Căn cứ khoản 84 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT, giấy tờ trẻ em cần có khi đi nước ngoài gồm:

– Vé máy bay.

Trẻ em từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi

– Hộ chiếu hoặc giấy thông hành.

– Thị thực rời.

– Thẻ thường trú, thẻ tạm trú.

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nhân thân do công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận gồm các nội dung: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, lý do xác nhận… và có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày xác nhận.

Trẻ em dưới 14 tuổi nếu không có hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với hộ chiếu cha mẹ

– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh) – là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

– Giấy xác nhận của tổ chức xã hội nếu trẻ em đó được tổ chức này nuôi dưỡng (có giá trị sử dụng trong 06 tháng kể từ ngày xác nhận).

Hộ chiếu của trẻ em dưới 14 tuổi có thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định như sau:

1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Theo quy định trên, hộ chiếu phổ thông của trẻ em dưới 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trẻ em dưới 14 tuổi có tự đi nước ngoài được không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, mẫu trích lục khai tử bản chính, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư 247, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí cấp hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi là bao nhiêu?

Lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp theo Thông tư 25/2021/TT-BTC.

Nơi thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi là ở đâu?

Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.

Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi gồm những gì?

– Tờ khai hộ chiếu có dán ảnh cỡ 4×6; cha mẹ khai thay và ký thay, có xác nhận và đóng dấu giáp lai vào ảnh của công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú.
– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa được cấp giấy khai sinh). Những giấy tờ này là bản sao chứng thực. Nếu không có chứng thực thì có thể nộp bản sao mà xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Hai ảnh cỡ 4×6.
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ – người đi nộp hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.