Tranh chấp quyền nuôi con không đăng ký kết hôn như thế nào?

18/08/2022
Tranh chấp quyền nuôi con không đăng ký kết hôn
523
Views

Hiện nay vấn đề sống chung như vợ chồng và có con nhưng không đăng ký kết hôn đang diễn ra khá phổ biến. Vậy nếu khi không đăng ký kết hôn như vậy thì vấn đề con cái được pháp luật quy định ra sao? Những vấn đề pháp lý có thể phát sinh khi nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn là gì? Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn? Tranh chấp quyền nuôi con không đăng ký kết hôn được thực hiện theo thủ tục như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư 247 để được làm rõ nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Những vấn đề pháp lý khi không đăng ký kết hôn

Thế nào là không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy được xem là không đăng ký kết hôn.

Những bất lợi về mặt pháp lý khi không đăng ký kết hôn

  • Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy…
  • Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;
  • Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…

Do đó, khi có tranh chấp phát sinh thì việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chủ yếu được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thế nhưng, việc giải quyết quan hệ tài sản này phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung sẽ được xem như lao động có thu nhập.

Dưới góc độ xã hội, việc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký hoặc sống thử sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị của các quy định pháp luật, ý thức thực thi pháp luật cũng như làm giảm giá trị, ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn.

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Hiện nay việc nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nam nữ tuy không chung sống với nhau, không đăng ký kết hôn nhưng có con chung rất nhiều. Thực trạng nay mang đến rất nhiều vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi xác lập quan hệ cha mẹ con cũng như phân định quyền nuôi con khi ly hôn (trong trường hợp hủy hôn nhân trái pháp luật hoặc ly hôn đối với hôn nhân thực tế). Vậy quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào? Thực tiễn áp dụng ra sao?

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì dù nam nữ có kết hôn hay không kết hôn thì mối quan hệ giữa cha  mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối như sau: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Như vậy dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt đối xử.

Như vậy cha mẹ đều phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái, dù đó là con trong giá thú hay ngoài giá thú, pháp luật bảo vệ quyền nuôi con và nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho con trẻ.

Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Theo quy định tại Điều 14 Luật HN&GĐ, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:

– Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;

– Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.

Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.

Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Thủ tục giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:

  • Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên
  • Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.

Làm sao để giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Tranh chấp quyền nuôi con không đăng ký kết hôn
Tranh chấp quyền nuôi con không đăng ký kết hôn

Nuôi con khi không kết hôn có được yêu cầu cấp dưỡng không?

Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động… có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không sống chung với mình. (Điều 3 Luật HN&GĐ).

Như phân tích ở trên, dù cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng quyền, nghĩa vụ đối với con vẫn không khác với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu không trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù có nghĩa vụ nhưng việc xác nhận quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó. Bởi nếu muốn được cấp dưỡng thì bắt buộc phải được công nhận là cha, mẹ con.

Nói tóm lại, để có thể giành được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, cha hoặc mẹ phải thỏa thuận được với nhau. Nếu không khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp quyền nuôi con không đăng ký kết hôn″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmdịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?

Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
– Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tai Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Nguyên tắc về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:
Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên
Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.

Thế nào là không đăng ký kết hôn?

Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy được xem là không đăng ký kết hôn

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.