Thủ tục làm hộ chiếu từ đủ 14-16 tuổi

18/08/2022
thủ tục làm hộ chiếu từ đủ 14-16 tuổi
663
Views

Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em mới nhất gia đình muốn dẫn con nhỏ đi du lịch nước ngoài gặp phải khó khăn khi làm hộ chiếu cho trẻ em. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục làm hộ chiếu từ đủ 14-16 tuổi” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Hộ chiếu là gì? Quy định về hộ chiếu cho người từ đủ 14 – 16 tuổi?

Hộ chiếu là giấy tờ do Chính phủ cấp để công dân của quốc gia đó có thể xuất cảnh sang đất nước khác cũng như nhập cảnh trở lại nước mình. Có thể coi hộ chiếu như một loại giấy thông hành hay chính là chứng minh nhân dân phiên bản quốc tế của một công dân.

Hộ chiếu cung cấp các thông tin cơ bản như: ảnh, họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp, ngày hết hạn, quốc tịch, chữ ký hộ chiếu… của chủ sở hữu. Hộ chiếu Việt Nam luôn ghi rõ ngày tháng năm sinh để tránh trường hợp nhầm lẫn do trùng hợp các thông tin khác.

– Các loại hộ chiếu của Việt Nam

Theo quy định hiện hành, Hộ chiếu Việt Nam gồm ba loại: Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu phổ thông. Như tên gọi của nó, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ được cấp cho các cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử hoặc cho phép đi nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đó. Trong khi đó, Hộ chiếu phổ thông là loại thông dụng nhất hiện nay và được cấp cho mọi công dân Việt Nam. Do đó, trong hầu hết mọi trường hợp, bạn chỉ cần đến hộ chiếu phổ thông mà thôi. hộ chiếu trẻ em được hiểu là hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi: Làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung vào hộ chiếu của bố, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó

Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá. Kích thước hộ chiếu phổ thông là 15,5 cm x 10,5 cm gồm 32 trang. Bốn trang đầu tiên cung cấp thông tin cá nhân của người sở hữu, 28 trang còn lại để đóng dấu xuất, nhập cảnh và visa.

– Công dụng của hộ chiếu: Hộ chiếu hay Passport công dụng chính được dùng như để nhận dạng thông tin của người sở hữu. Còn theo định nghĩa trên trang của chính phủ thì hộ chiếu hay passport là giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.

* Điểm khác biệt với hộ chiếu người lớn

Thứ nhất: Làm hộ chiếu không cần có mặt trẻ em

Trẻ em không cần phải có mặt khi làm hộ chiếu, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông là được.

Thứ hai: Có thời hạn sử dụng ngắn hơn và không được gia hạn

Hộ chiếu trẻ em có thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Khác với hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm và được cấp lại khi hộ chiếu còn hạn (điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP).

Thứ ba: Không làm hộ chiếu online riêng cho trẻ được

Hiện nay, có nhiều tỉnh, thành đã triển khai làm thủ tục hộ chiếu online. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi và đề nghị cấp chung hộ chiếu với con dưới 9 tuổi.

Còn trẻ em dưới 14 tuổi cấp riêng hộ chiếu sẽ không thực hiện online được.

Thủ tục làm hộ chiếu từ đủ 14-16 tuổi
Thủ tục làm hộ chiếu từ đủ 14-16 tuổi

Thủ tục làm hộ chiếu cho người từ đủ 14-16 tuổi quy định như thế nào?

Thời hạn của hộ chiếu phổ thông đủ điều kiện xuất cảnh:

  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Giá trị pháp lý của hộ chiếu phổ thông:

  • Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.
  • Hình thức và nội dung của hộ chiếu phổ thông: Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.

Hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 18 tuổi:

Đối với trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu như người lớn

  • 01 tờ khai mẫu cấp hộ chiếu:
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi 

  • Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục làm hộ chiếu từ đủ 14-16 tuổi . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hóa đơn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi được làm hộ chiếu?

Theo quy định tại Nghị định số 136/2007/ND-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Thông tư số 27/2007/TT/BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành thì Hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông) là tài sản của Nhà nước. Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam.
Do đó, mọi công dân Việt Nam không phân biệt là trẻ em hay là người đã trưởng thành đều có quyền đề nghị được cấp hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc quản lý Nhà nước về xuất – nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp hộ chiếu, pháp luật quy định có một số điểm khác biệt giữa cấp hộ chiếu cho người dưới 14 tuổi và người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Thời hạn đối với hộ chiếu phổ thông của trẻ em là bao lâu?

Hộ chiếu phổ thông có thời hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp. Sở hữu loại hộ chiếu này, bạn có quyền đến những quốc gia cho phép nhập cảnh. Nếu quốc gia đó yêu cầu visa thì bạn cần tiến hành xin visa để có thể nhập cảnh hợp pháp. Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và trẻ em dưới 09 tuổi là con của công dân đó cũng có thời hạn 5 năm. Trường hợp bổ sung con dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của mình thì thời hạn của hộ chiếu sau khi bổ sung như sau:
Theo Điều 5 Nghị định 136/2007/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP.
– Hộ chiếu còn thời hạn không quá 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được giữ nguyên;
– Hộ chiếu còn thời hạn trên 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được điều chỉnh xuống còn 05 năm.

Thời gian cấp hộ chiếu cho trẻ em là bao lâu?

– Thời gian làm hộ chiếu cho trẻ em không quá 08 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
– Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến hết thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ). Trả trực tiếp hoặc trả theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh theo yêu cầu của công dân
Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.